.8 Hiện trạng sử dụng đất xã Ea H’Dring năm 2017

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. (Trang 67 - 74)

STT Loại đất Diện tích

1 Đất sản xuất nơng nghiệp 3.936,96

2 Đất trồng cây hàng năm 367,48

3 Đất trồng lúa 307,90

4 Đất chuyên trồng lúa nước 288,83

5 Đất trồng lúa nước còn lại 19,08

6 Đất trồng lúa nương -

7 Đất trồng cây hàng năm khác 59,58

8 Đất bằng trồng cây hàng năm khác -

9 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 59,58

10 Đất trồng cây lâu năm 3.569,47

11 Đất nuôi trồng thuỷ sản 11,9

Tại xã Ea H’Dring, nghiên cứu tiến hành điều tra, phỏng vấn sâu các hộ tại buôn Hring, xã Ea H’Dring. Buôn Hring được thành lập vào đầu năm 1988, chủ yếu là đồng bào Xơ Đăng, đồng bào di chuyển từ xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắk qua. Khi đến đây, đồng bào Xơ Đăng khơng có đất sản xuất do diện tích đất xâm canh chủ yếu của người tại chỗ, những hộ đồng bào có điều kiện phải mua lại hoặc trao đổi trâu bò để lấy đất từ người Ê đê tại buôn Drang, buôn Ea Sang để có đất rẫy canh tác: “Lúc đầu hình thành bn chỉ

có tổng số hộ là 170 hộ với tổng số khẩu là 850, bà con trong buôn chủ yếu làm nông nghiệp, trồng lúa, ngô, đậu. Lúc đầu bà con gặp nhiều khó khăn nhà tranh vách nứa, khơng có vốn để đầu tư sản xuất, cuộc sống thiếu thốn đủ thứ, thiếu thuốc men, bênh sốt rét liên tục. Bệnh xá, trường học đều xa, phương tiện đi lại khơng có. Để vượt qua những khó khăn đó dân chúng tơi phải đi làm thuê, làm mướn”. (Phỏng vấn sâu, Nam, Trưởng

buôn Hring, ngày 28/08/2018).

Về sử dụng đất vùng này là tập trung cả cây lương thực và cây ăn quả ngắn ngày và cây cơng nghiệp. Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ phù hợp với các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu,... Đối với các cây lương thực và cây lúa yêu cầu đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ diện tích lúa, rau màu đảm bảo tưới tiêu là cần hết sức chủ động và tạo tiền đề thâm canh tăng vụ đối với diện tích cây ngắn ngày. Tuy nhiên, thực tế trồng trọt ở buôn Hring, xã Ea H’Dring phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước trời, do ở đây hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã đi qua buôn Drang (cách buôn Hring khoảng hơn 2km) để tận dụng nguồn nước từ dòng suối Ea Drang chảy vào nên các cánh đồng tại buôn Hring chỉ trông chờ vào nước mưa. Đời sống của đồng bào tại bn Hring cịn nhiều khó khăn nên chủ yếu các đầu tư về hạ tầng, kênh mương thủy lợi, đường xá,… phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước. Do khơng có nước tưới tiêu vào mùa khơ nên đồng bào ở vùng Hring trồng chủ yếu là cây ngô, đậu, lúa 1 vụ…

2.2.4.3 Hình thức canh tác của đồng bào

a. Canh tác trong truyền thống

Đồng bào tại chỗ Tây Nguyên xưa lấy kinh tế trồng trọt là gốc, trong đó trồng lúa trên rẫy là chính và có tính chất quyết định cuộc sống của cư dân. Kinh tế của đồng bào chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy và thu hái lâm sản (chỉ một bộ phận nhỏ có điều kiện

mới canh tác lúa nước). Truyền thống, canh tác nông nghiệp trên rẫy cơ bản là sử dụng kỹ

thuật dùng cuốc, dao, rựa. Mức độ kỹ thuật thấp, nền sản xuất nơng nghiệp cổ truyền cịn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Biện pháp canh tác nương rẫy chủ yếu là phát, đốt, chọc, tỉa. Cây trồng chủ yếu là lúa, bắp, đậu xanh, sắn.

Họ chia ra 2 loại đất: đất ruộng, đất rẫy. Đất ruộng thì dùng cho trồng lúa nước, cịn trên rẫy thì trồng lúa khơ. Ruộng nước thường được khai thác từ nơi có vùng đất thấp, nước đọng thành sình lầy, nơi này đợi mùa mưa mới bắt đầu làm.

Đồng bào gọi chung những mảnh đất đang canh tác là hma/hmoa, khi tiến hành làm hma bao giờ cũng bắt đầu bằng phát ngả cây rừng để cho khơ rồi đốt. Sau đó tiến hành dọn, cuốc, xới đất chờ mưa xuống thì gi o trồng. Tập quán canh tác của đồng bào thường làm rẫy 2 vụ rồi bỏ hóa, rẫy làm năm đầu gọi là hma tna, chưa cuốc xới, từ năm thứ hai trở đi nếu vẫn trồng trọt, đất đều gọi là hma pú (a pú) hay hma dir, lúc này khâu cuốc đất mới được x m trọng, chu kỳ bỏ hóa khoảng từ 8-12 năm, sau khi rừng tái sinh chủ rẫy bắt đầu trở lại canh tác. Giống lúa cũng đa dạng, có hàng chục loại thích nghi với từng vùng khí hậu và loại đất,… Năng suất lúa của đồng bào khá cao, ngồi lúa tẻ, đồng bào cịn gi o trồng lúa nếp, ngô, bo bo, sắn.

Để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt đồng bào đã định ra lịch nông nghiệp. Nơng lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc tiến hành các nghi thức liên quan đến nghi lễ cổ truyền. Tháng giêng bắt đầu tính từ những ngày có giọt mưa rơi trên mặt đất, bắt đầu sau tháng khô hanh – cũng là lúc gi o hạt (tương đương với tháng 4 dương lịch). Đồng bào lấy khâu trồng tỉa làm mốc để định ra ngày mở đầu của vụ sản xuất, lịch sản xuất của đồng bào khá khẩn trương công việc đồng áng phải dồn vào mùa khô. Từng tháng tương đương với một công việc cụ thể trong chu kỳ canh tác nương rẫy: tháng một, tháng hai là tháng phát, hạ cây làm rẫy; tháng ba, tháng tư là tháng bắt đầu công việc gi o trồng tại

hma; tháng năm và tháng sáu là những tháng làm cỏ lúa; tháng bảy là tháng đuổi chim

lúa sớm; tháng tám là tháng gặt lúa sớm; tháng chín và tháng mười là những tháng gặt lúa trên rẫy; hai tháng cuối cùng của năm là tháng nghỉ ngơi. Trong truyền thống, công việc sản xuất của đồng bào chỉ tập trung vào mùa mưa. Tháng 12 nông lịch (tháng 3 dương lịch) gọi là blanning (tháng quên) – quên cầm cuốc, cầm rìu, cầm rựa, quên những ngày tháng lao động, trong tháng này đồng bào nghỉ ngơi và làm các lễ nghi tơn giáo, tín ngưỡng, trước khi vào tháng

để nghỉ ngơi mọi việc sản xuất đã hoàn tất, vừa thu hoạch xong vụ mùa, chuẩn bị được đất cho vụ tới. (Ngô Văn Doanh, 1995)

Đồng bào thu hoạch lúa bằng cách tuốt hoặc dùng cật nứa để cắt bông lúa cho vào gùi rồi cất giữ trong kho làm ngay trên rẫy, chỉ mang về nhà một số lượng đủ ăn. Đầu tiên người ta tuốt lúa ở mảnh đất thiêng (mảnh đất để tra lúa cúng) đ m về làm lễ cúng cơm mới rồi mới bắt đầu thu hoạch toàn bộ. Đây là một phong tục giải thích vì sao đồng bào các dân tộc Tây Ngun khơng có tập quán bón phân cho lúa rẫy. Đồng bào quan niệm rừng núi, đất đai, sông suối là của chung xã hội, trong phạm vi một bn làng thì chủ đất là chủ làng. Các gia đình trong làng ai có sức khai phá bao nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu, nhưng khơng được phép xâm phạm đất đai đã khai phá của người khác (kể cả đất đã bỏ hóa). Người ngồi bn thiếu đất có thể đến xin làm nhưng phải được sự cho phép của chủ đất và được sự nhất trí của dân làng.

Các đỉnh điểm bận rộn nhất là thời gian phát hạ cây (tháng 1 và tháng 2 dương lịch), thời gian làm cỏ, chăm sóc (tháng , 6 và 7 dương lịch) và thời gian thu hoạch (tháng 9 và 10 dương lịch). Vào các thời điểm phát nương, gi o tỉa, làm cỏ và thu hoạch thì cơng việc rất bận rộn và thiếu lao động. Tuy nhiên, hầu hết đồng bào không thuê thêm lao động và cũng không đi làm thuê, chỉ đi làm đổi công cho nhau để kịp thời vụ. Thực tế này phản ánh việc tổ chức lao động trong gia đình cịn thiếu khoa học, tốn nhiều cơng mà hiệu quả và năng suất lao động không cao. Năng suất cây trồng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

b. Canh tác hiện nay

Nhìn chung, các hộ đồng bào ở 2 xã có lối canh tác khơng q khác biệt và các loại hình sử dụng đất cũng gần như tương đương nhau. Các vùng đều canh tác với các loại hình sử dụng đất: đất chuyên lúa (lúa 1 vụ, lúa 2 vụ), đất trồng cây hàng năm (ngô 2 vụ, ngô – đậu tương 1 vụ, đậu tương 2 vụ); đất nương rẫy (ngô rẫy); đất trồng cây lâu năm (cà phê, hồ tiêu, cà phê x n tiêu, bơ, sầu riêng) (hình 2.3).

a) Canh tác bắp tại huyện Cư M'gar

b) Canh tác lúa tại huyện Cư M'gar

c) Canh tác cà phê tại huyện Cư M'gar

d) Canh tác cà phê xen tiêu tại huyện Cư M'gar

Đối với cây lương thực hiện nay trên địa bàn do lượng nước ở các địa phương có sự chênh lệch nên những nơi có đủ nước tưới điển hình như địa bàn buôn Sút Mdrang, xã Cư Suê đồng bào có điều kiện thuận lợi để trồng 2 vụ đơng xn và hè thu, cịn tại buôn Hring, xã Ea H’Dring lại chỉ canh tác 1 vụ lúa. Nhưng nhìn chung tập quán canh tác các loại cây lương thực: lúa, ngô, sắn, đậu là tương đối giống nhau (hình 2.4).

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vụ Hè- Thu Đậu Ngơ Sắn Mía Lúa 1 vụ Bơng vải Vụ mùa Ngơ Đậu Vụ Đơng Xn Lúa 2 vụ

Hình 2.4 Lịch mùa vụ các loại cây lương thực ở buôn Hring và buôn Sút Mrang

Nguồn: Tư liệu khảo sát điều tra điền dã thực hiện tháng 8/2018 * Vụ Hè Thu: gieo trồng từ tháng 4 – 6 đến tháng 8 – 9 là thu hoạch

- Cây Đậu: xuống giống bắt đầu từ tháng 4 - tháng đến tháng 7 – tháng 8 là thu hoạch; - Cây Ngô, cây Mỳ bắt đầu gieo trồng từ tháng 4, ngô thu hoạch tháng 8, cây Mỳ, cây

Mía đến tháng 12 thì thu hoạch;

- Cây Lúa vụ 1: gieo sạ từ cuối tháng 6 thu hoạch tháng 9, chậm nhất là vào tháng 10.

* Vụ mùa: gieo trồng từ tháng 8 đến tháng 10 – 11 là thu hoạch

- Cây Ngô: gieo trồng từ giữa tháng 8 đến tháng 12 thì thu hoạch

- Các loại Đậu: gieo trồng vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 là thu hoạch

- Cây Bông vải: thời gian trồng cây Bơng là vào tháng đến tháng 11 là có thể thu hoạch.

* Vụ Đơng Xn: Một số diện tích tiếp tục trồng Lúa vụ 2, cịn đa số thì trồng rau, màu.

2.3 Thực trạng về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Cư M’gar

2.3.1 Hiệu quả kinh tế

Dựa trên các chỉ tiêu năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, ngày cơng và vốn để làm cơ sở phân tích hiệu quả các cây trồng chính trên kết quả điều tra nơng hộ, từ đó đánh giá được các loại hình sử dụng đất phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w