Những thuận lợi và khó khăn trong việc tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. (Trang 92 - 95)

sản xuất nơng nghiệp huyện Cư M’gar

3.2.1 Thuận lợi

Vị trí địa lý khá thuận lợi, huyện Cư M’gar nằm trên trục tỉnh lộ 8 nối với thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và huyện Krông Buk, trên địa bàn có tuyến đường Quốc lộ 14 (quy hoạch đường Hồ Chí Minh) đi qua, huyện có mạng lưới giao thơng khá phát triển và đã được đầu tư nhựa hóa với tỷ lệ khá cao so với các huyện lân cận,

là trung tâm sản xuất nơng nghiệp khu vực phía Đơng bắc gần giáp ranh với Bn Ma Thuột và Buôn Hồ, là nơi có các nguồn ngun liệu nơng sản dồi dào, nhất là sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, cung cấp cho cơng nghiệp chế biến.

Huyện Cư M'gar có điều kiện về đất đai tốt, diện tích đất đỏ bazan chiếm tỷ lệ khá cao, cho ưu thế phát triển cây công nghiệp phục vụ chế biến xuất khẩu như cà phê, cao su; có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh cơng nghiệp chế biến nông lâm sản. Kinh tế huyện đã có bước phát triển nhất định, quy mơ từng bước được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch th o hướng tiến bộ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư đúng mực, từng bước đưa nông thôn phát triển th o hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, đời sống đại bộ phận dân cư tăng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Các lĩnh vực xã hội đã được quan tâm phát triển, từng bước đồng bộ với phát triển kinh tế, đẩy mạnh cơng tác xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Các lĩnh vực khác như: Văn hóa thơng tin, khoa học cơng nghệ, thể dục thể thao đã có hướng tiến bộ, xây dựng nếp sống văn hóa thơn bn, văn hóa cộng đồng, phát huy giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, các hoạt động thể thao ngày càng đa dạng.

3.2.2 Khó khăn

Tuy nền kinh tế của huyện Cư M’gar đã có những bước phát triển, song tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ trọng nơng lâm nghiệp cịn cao, dịch vụ du lịch cịn thấp. Sản xuất nơng nghiệp tuy phát triển mạnh nhưng thiếu bền vững, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác chưa phát huy hết lợi thế sản xuất. Sản phẩm nơng sản hàng hóa của huyện cịn kém sức cạnh tranh, chất lượng thấp.

Chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp, thiếu lao động có kỹ thuật. Việc xây dựng mơ hình và chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đời sống chưa nhiều; việc nhân rộng mơ hình cịn chậm.

Quỹ đất khơng có nên chủ yếu việc mở rộng diện tích đất sản xuất đất nơng nghiệp gặp khó khăn cho việc phát triển nơng nghiệp. Việc xác định nguồn gốc đất cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất: khơng có một hợp đồng liên kết hay giấy tờ liên quan nào cả, thậm chí là tự ý mua bán, chuyển nhượng. Việc quản lý

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa chặt chẽ, tình trạng sử dụng đất khơng tuân thủ th o quy hoạch, kế hoạch tại địa bàn cấp xã, việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và xã. Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất th o kế hoạch sử dụng đất đến các giai đoạn dài hơn phương hướng đến 2020, tầm nhìn 2030.

Hệ thống hồ sơ địa chính của huyện Cư M'gar hiện đang sử dụng được xây dựng chủ yếu trước năm 199 , hiện tại đã quá lạc hậu, thất lạc, hư hỏng, bị sai lệch rất lớn so với hiện trạng sử dụng đất, có những vùng biến động gần như hồn tồn, và chỉ có ở dạng giấy, nhưng khơng đầy đủ, quản lý bằng phương pháp thủ công, tra cứu thủ công, hiện nay không thể đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, rất rễ xẩy ra sai sót trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ kế hoạch chưa được coi trọng và nhìn chung khơng được chấp hành nghiêm túc. Nhiều khu vực đã khơng cịn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế hoặc khơng cịn hợp lý.

Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đất đai thường xuyên thay đổi nhưng vẫn không th o kịp sự phát triển của xã hội, cịn chồng chéo, có nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể, thống nhất, hoặc có quy định nhưng khơng phù hợp với thực tế nên không thể áp dụng được.

Việc huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế nông sản th o chuỗi giá trị còn hạn chế, nhất là huy động nguồn vốn đầu tư từ các đối tác và các doanh nghiệp bên ngoài. Vốn ngân sách chủ yếu đủ đầu tư cho cơ sở hạ tầng nên thiếu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất. Các chính sách chưa thực sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư phát triển các doanh nghiệp chế biến, sản xuất nông sản quy mô lớn. Các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị khi đăng ký nhu cầu sử dụng đất khơng tính tốn kỹ, thiếu tính khả thi của dự án. Một số dự án khi đăng ký nhu cầu sử dụng đất cịn mang tính chủ quan, chưa lường hết khó khăn trong cơng tác chuẩn bị về vốn đầu tư, làm cho việc triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất cịn gặp nhiều khó khăn,... nhất là các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước nên đạt tỷ lệ thấp.

Chính quyền vẫn cịn thụ động trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu đồng bộ giữa các ngành, các cấp tại địa phương, có sự chồng chéo bất cập trong quá trình triển khai thực hiện; khơng chủ động thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng đất th o thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cịn mang tính tự phát khơng th o quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển nhượng khơng thơng qua cấp có thẩm quyền cho phép, gây khó khăn trong cơng tác quản lý.

Nhiệm vụ cần thực hiện để khắc phục hạn chế, tồn tại trong quản lý, sử dụng đất: Tiếp tục thực hiện việc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những thửa đất trước đây đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đến nay hiện trạng sử dụng có biến động lớn, diện tích đất cây hàng năm hết thời hạn sử dụng nay thay đổi thời hạn sử dụng đất th o Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2014). Tăng cường công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện.

Triển khai thực hiện công tác thống kê đất đai định kỳ hàng năm th o quy định của pháp luật. Thực hiện kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định về đất đai. Chủ trì thẩm định các phương án bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất do trung tâm phát triển quỹ đất lập.

Tổ chức kiểm tra công tác chỉnh lý biến động đất đai và hồ sơ địa chính lưu trữ tại cấp xã. Giải quyết các hồ sơ đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất phát sinh trong kỳ. Thực hiện công tác kiểm tra, thúc đẩy các cơ sở chế biến, khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện thực hiện tốt và đầy đủ các thủ tục về môi trường như: lập bản cam kết bảo vệ môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường và công tác ký quỹ môi trường th o quy định.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w