Các hạn chế khác:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện mô hình xử lý tập trung trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 72 - 74)

2.4. Đánh giá mơ hình xử lý tập trung hoạt động TTQT tại ACB:

2.4.2.3 Các hạn chế khác:

 Một điểm yếu của mơ hình xử lý tập trung là khĩ khăn trong việc chuyển chứng từ từ kênh phân phối đến trung tâm. Đối với kênh phân phối là khĩ khăn trong việc scan, fax mất nhiều thời gian đối với bộ chứng từ nhiều trang. Đối với trung tâm TTQT là khĩ khăn trong việc xác định tính chân thực và đầy đủ của các chứng từ kênh phân phối chuyển về. Việc này địi hỏi các nhân viên nghiệp vụ tại trung tâm phải cẩn thận và giàu kinh nghiệm trong việc xử lý chứng từ trong trƣờng hợp chứng từ chuyển về trung tâm thiếu mất thơng tin so với bản gốc. Nếu khơng phát hiện sẽ dẫn tới trƣờng hợp thơng báo bất hợp lệ sai đối với bộ chứng từ nhập khẩu hoặc khơng phát hiện bất hợp lệ đối với bộ chứng từ xuất khẩu.

 Hiện nay, xu hƣớng trên thế giới thƣờng kết hợp trung tâm xử lý TTQT và tài trợ thƣơng mại. Tuy nhiên, trung tâm TTQT của ACB hiện nay chỉ thuần thực hiện xử lý nghiệp vụ TTQT. Hoạt động tài trợ thƣơng mại đƣợc giao về cho chi nhánh thực hiện dựa trên kết quả đánh giá của trung tâm TTQT dựa trên hợp đồng, L/C trong trƣờng hợp tài trợ tài trợ trƣớc giao hàng hoặc tình trạng bộ chứng từ hàng xuất trong trƣờng hợp khách hàng yêu cầu chiết khấu trong phƣơng thức nhờ thu và L/C. Do vậy, trung tâm TTQT khơng thể kiểm sốt đƣợc tình trạng bộ chứng từ cĩ đƣợc ACB tài trợ hay khơng để thực hiện thu nợ khi nhận đƣợc báo cĩ từ ngân hàng nƣớc ngồi. Vì vậy mà hiện nay, việc báo cĩ vào tài khoản khách hàng đƣợc trung tâm hạch tốn sau khi cĩ sự xác nhận của kênh phân phối về việc cĩ chiết khấu hay khơng. Điều này gây ra sự chậm trễ do kênh phân phối xác nhận trễ, ảnh hƣởng đến uy tín và chất lƣợng phục vụ của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Mục tiêu của chƣơng 2 là nghiên cứu thực trạng áp dụng của mơ hình xử lý tập trung TTQT tại ACB một cách cụ thể và chi tiết dựa trên các nghiệp vụ thanh tốn quốc tế chủ yếu nhƣ: nhờ thu, tín dụng chứng từ trong nhập khầu và xuất khẩu. Thơng qua nghiên cứu và tìm hiểu, chƣơng 2 cũng đã khái quát quá trình triển khai áp dụng mơ hình xử lý tập trung của ACB chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu. Trên cơ sở đĩ, tác giả đã đƣa ra những đánh giá về mơ hình tập trung bao gồm cả những thành cơng và những tồn tại của nĩ. Đây là nền tảng cơ sở giúp tác giả đƣa ra những giải pháp thiết thực nhằm hồn thiện mơ hình xử lý tập trung TTQT trong chƣơng 3. Nhìn chung, mặc dù vẫn cịn những hạn chế trong việc thực hiện xử lý tập trung nhƣng mơ hình tập trung mà ACB đang áp dụng đã phần nào phát huy đƣợc những ƣu điểm nhƣ: thuận tiện trong việc kiểm sốt và quản lý hoạt động TTQT, thời gian xử lý hồ sơ đƣợc cải thiện với tốc độ nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn trong việc xử lý nghiệp vụ TTQT…

Chƣơng 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN MƠ HÌNH XỬ LÝ TẬP TRUNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI ACB

3.1 Giải pháp đối với ACB

Hiện nay, xây dựng mơ hình xử lý tập trung trong thanh tốn quốc tế nĩi riêng các hoạt động khác nĩi chung đã trở thành xu hƣớng phổ biến của các ngân hàng thƣơng mại. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm cúa các ngân hàng lớn trên thế giới nhƣ: Citibank, Wells fargo bank (trƣớc đây là Wachovia Bank)…tháng 9 năm 2009, ACB đã chính thức triển khai mơ hình xử lý thanh tốn quốc tế trong tồn hệ thống tập trung về trung tâm TTQT trực thuộc Hội sở. Trong suốt gần 3 năm áp dụng mơ hình này, ACB luơn khơng ngừng cố gắng khắc phục những hạn chế, phát huy những tiện ích nhằm hồn thiện hơn mơ hình xử lý tập trung của mình. Tuy nhiên, do thời gian áp dụng chƣa lâu và quy mơ cịn hạn chế nên mơ hình xử lý tập trung thanh tốn quốc tế của ACB hiện nay vẫn cịn những tồn tại cần giải quyết. Dựa trên việc tìm hiểu thực tế và quan điểm cá nhân, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện mô hình xử lý tập trung trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)