Hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 36 - 38)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN

2.2.6.1. Hiệu quả sử dụng vốn

Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức

tín dụng, thì tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là không quá 80%.

Tỷ lệ này ở VIETBANK luôn đạt yêu cầu theo quy định. Cụ thể, tỷ lệ này năm 2009 là 71,67%, năm 2010 là 68,72% và năm 2011 là 74,04%. Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn Đvt: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 Tổng dư nợ 4.407.234 9.378.159 10.736.121 2 Tổng huy động 6.149.371 13.647.499 14.500.256 3 Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động 71,67% 68,72% 74,04%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VIETBANK năm 2009-2011 và tổng hợp của tác giả 2.2.6.2. Hiệu quả sinh lời từ hoạt động tín dụng

Chi phí huy động đầu vào của VIETBANK khá cao so với các ngân hàng đã có bề dày lịch sử và thương hiệu trên thị trường. Trong khi giá bán đầu ra thì có giới hạn. Chính vì vậy mà tỷ lệ lãi cận biên của VIETBANK trong năm 2009 và 2010 khá thấp.

Cho đến năm 2011, nhờ mở rộng được mạng lưới hoạt động, tiện ích sản phẩm được cải thiện, nên việc huy động vốn của VIETBANK được tốt hơn, nguồn vốn huy động được đa dạng và rẻ hơn. Ngồi ra, nguồn vốn huy động có chi phí thấp một phần là do lãi suất huy động đầu vào được khống chế theo lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước (từ 12% đến 14%). Trong khi, mặt bằng lãi xuất đầu ra năm 2011 lại khá cao (từ 20% đến 28%). Nhờ vậy mà tỷ lệ lãi cận biên năm 2011 của VIETBANK được cải thiện và đạt mức khá cao là 4,68%.

Bảng 2.12: Hiệu quả sinh lời từ hoạt động tín dụng

Đvt: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1 Thu nhập lãi 259.525 1.073.734 2.347.696 2 Chi phí lãi 159.763 794.018 1.569.345 3 Chênh lệch thu nhập và chi phí lãi (1-2) 99.762 279.716 778.351 4 Tổng tài sản Có sinh lời 6.736.756 14.701.720 16.642.790 5 Tỷ lệ lãi cận biên (3/4) 1,48% 1,90% 4,68%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VIETBANK năm 2009-2011 và tổng hợp của tác giả 2.2.7. Cơ cấu tài sản bảo đảm

Gần như tất cả các khoản cấp tín dụng của VIETBANK đều có tài sản bảo đảm, chỉ khác nhau ở loại tài sản bảo đảm cho từng khoản tín dụng mà thơi. Theo đó, tài sản bảo đảm là bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 82%). Nhờ vậy, các khoản tín dụng của VIETBANK có thể nói là khá an tồn về mặt bảo đảm, khả năng thất thốt vốn là thấp.

Bảng 2.13: Cơ cấu tài sản bảo đảm

Đvt: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 1 Giấy tờ có giá 2.042.301 28,24% 2.189.919 13,63% 1.263.456 6,43% 2 Hàng tồn kho 256.509 3,55% 120.336 0,75% 248.783 1,27% 3 Máy móc, thiết bị 295.263 4,08% 644.578 4,01% 769.208 3,91% 4 Bất động sản 4.143.188 57,29% 11.058.320 68,81% 16.246.219 82,66% 5 Tài sản khác 495.204 6,85% 2.057.426 12,80% 1.126.456 5,73% 6 Tổng giá trị TSBĐ 7.232.465 100% 16.070.579 100% 19.654.122 100% 7 Tổng dƣ nợ 4.407.234 9.378.159 10.736.121 8 Tỷ lệ dƣ nợ/TSBĐ 60,94% 58,36% 54,63%

Nguồn: Báo cáo tài chính của VIETBANK năm 2009-2011 và tổng hợp của tác giả 2.2.8. Tình hình nợ quá hạn và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)