Hồn thiện quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 67 - 72)

III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ I-

TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN

3.2.3. Hồn thiện quy trình cấp tín dụng

ràng trong từng giai đoạn, từng cá nhân thực hiện. Tuy nhiên, chất lượng công việc, khả năng kiểm sốt rủi ro thì vẫn cịn nhiều vấn đề cần hồn thiện.

Trong giai đoạn thu thập thông tin, hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay, việc thẩm định tính đầy đủ, trung thực và hợp pháp của bộ hồ sơ vay còn yếu kém, nhiều hạn chế. Mặc dù đây là bước khởi đầu trong quan hệ tín dụng nhưng lại có vai trị rất then chốt. Vì, nếu hồ sơ vay không phù hợp về pháp lý, bị làm giả mà ngân hàng khơng phát hiện ra hoặc có tiếp tay của cán bộ phụ trách thì sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.

Do vậy, ngân hàng cần ban hành các hướng dẫn cụ thể về những dấu hiệu và cách nhận biết hồ sơ vay là đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, hồ sơ giả mạo. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần tổ chức các lớp đào tạo, phổ biến chuyên sâu kinh nghiệm và kỹ năng về việc này cho tất cả nhân viên làm cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, để giúp phịng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng, ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ.

Theo quy trình hiện nay, giải ngân xong khoản vay mới chuyển hồ sơ cho Ban kiểm tốn nội bộ để kiểm tra, giám sát. Do đó, dù Ban kiểm tốn nội bộ có phát hiện ra sai sót, những rủi ro, gian lận, khơng thực hiện đúng điều kiện phê duyệt, … thì khoản vay cũng đã được giải ngân rồi. Khi đó, ngân hàng chỉ cịn biết đi khắc phục, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ mà thôi.

Tuy nhiên, khi tiền đã ra khỏi ngân hàng rồi thì những yêu cầu và đòi hỏi của ngân hàng đối với khách hàng thường là rất khó/khơng thực hiện được. Lúc này, khách hàng là người có thế chủ động và ở chiếu trên, còn ngân hàng lại trở nên bị động và ở chiếu dưới.

Trước thực trạng đó, ngân hàng cần cho Ban kiểm toán nội bộ kiểm tra, giám sát hồ sơ giải ngân trước khi thực hiện giải ngân, thay vì sau khi giải ngân như hiện nay, để kịp thời phát hiện sai sót, những rủi ro, gian lận, khơng thực hiện đúng điều kiện phê duyệt, … cũng như giúp hạn chế được tiêu cực, gian lận, sự thông đồng, tiếp tay với khách hàng của nhân viên/đơn vị thực hiện giải ngân khoản vay.

Trong kinh doanh, mọi thứ luôn thay đổi và diễn ra rất nhanh nên rất khó kiểm sốt và khơng thể chắc chắn được điều gì. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng vậy, có thể tại thời điểm thẩm định thì mọi thứ đều tốt/đạt u cầu, nhưng sau đó thì mọi thứ có thể hồn tốn khác.

Khoảng thời gian từ khi khoản vay được phê duyệt đến khi tiến hành giải ngân, không phải lúc nào cũng gần nhau, nhanh thì có thể từ 3 đến 5 ngày, chậm thì có khi kéo dài từ một đến vài ba tháng, tùy theo khoản vay, thời điểm, đối tượng khách hàng và nhu cầu vốn của khách hàng. Khi đó, tình hình của khách hàng hồn tồn có thể thay đổi theo

chiều hướng xấu, khơng như đánh giá và kỳ vọng ban đầu của ngân hàng.

Cho nên, để có thể theo dõi sát sao và kiểm sốt được tình hình kinh doanh của khách hàng, bảo đảm cho khoản cấp tín dụng được an tồn thì, ngồi các điều kiện phải đáp ứng theo quy định của ngân hàng, VIETBANK nên tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình thực tế của khách hàng trước khi thực hiện giải ngân.

Việc kiểm tra phải do trực tiếp nhân viên tín dụng cùng nhân viên kiểm tốn nội bộ phụ trách đơn vị thực hiện và phải lập biên bản kiểm tra có xác nhận của khách hàng và người kiểm tra. Ngoài ra, việc kiểm tra trước giải ngân cũng giúp ngân hàng phòng ngừa và phát hiện sớm hành vi gian lận, lừa đảo của khách hàng để kịp thời ngăn chặn.

Sau khi kiểm tra, nếu tình hình kinh doanh của khách hàng là tốt/bình thường và khơng có dấu hiệu cho thấy đang thay đổi theo chiều hướng xấu hoặc không như ngân hàng thẩm định và đánh gia ban đầu thì khoản vay mới được cho phép giải ngân, nếu không ngân hàng phải tiến hành xem xét và đánh giá lại. Tuy nhiên, nếu thực hiện kiểm tra trước giải ngân cho tất cả các khoản vay thì khối lượng cơng việc là rất lớn và khơng cần thiết. Vì vậy, chỉ cần kiểm tra đối với những khoản vay thỏa các điều kiện sau:

- Có thời gian từ lúc phê duyệt đến khi giải ngân từ 30 ngày trở lên; - Khách hàng doanh nghiệp có mức cấp tín dụng trên 20.000 triệu đồng;

- Khách hàng cá nhân có tổng mức cấp tín dụng được phê duyệt trên 5.000 triệu đồng; - Tất cả các khoản vay kinh doanh bất động sản và đầu tư, kinh doanh chứng khốn khơng phân biệt số tiền, khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp.

Một điều cần lưu ý là, việc kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh trước khi giải ngân phải được thực hiện đột xuất, không thông báo cho khách hàng biết trước để bảo đảm tính khách quan và trung thực.

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay

Chính sách tín dụng chặt chẽ, thận trọng để phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không phải là việc làm xấu. Tuy thế, trong kinh doanh, cái gì cũng chặt chẽ và thận trọng quá thì khơng phải lúc nào cũng đạt được mục đích như mong đợi, nhiều khi lại có tác dụng ngược. Vấn đề là nằm ở khả năng quản lý và kiểm sốt rủi ro.

Có thể do khả năng quản lý yếu kém, khơng/khó kiểm sốt được rủi ro, nên cách tốt nhất là không làm hoặc hạn chế làm những việc mà mình khơng quản lý và kiểm soát được, để bảo đảm sự an tồn. Điều này, vơ tình đã làm tổn hạn đến lợi ích của khách hàng và đương nhiên là của cả ngân hàng. Hiện tượng này vẫn còn trong hệ thống ngân hàng

Việt Nam, trong đó có VIETBANK.

Theo chính sách tín dụng hiện nay của VIETBANK thì chỉ nhận tài sản bảo đảm của chính chủ và của người thân thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Ngoài ra, hạn chế nhận tài sản bảo đảm là các khoản phải thu, hàng tồn kho, máy móc thiết bị,…

Nhưng thực tế cho thấy, đối với những khách hàng có tài sản bảo đảm tốt là bất động sản thì ngân hàng thường xem nhẹ/ít chú tâm đến những yếu tố khác có vai trị quyết định đến sự thành bại của khoản vay như tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, … vì ngân hàng (mà cụ thể là các thành viên tham gia xét duyệt) cho rằng, đã có tài sản bảo đảm tốt là n tâm rồi, khơng lo gì nữa, những thứ khác chỉ cần có để hợp thức hóa hồ sơ là được. Quan điểm này, gần như đã ngự trị và trở thành định hướng tư tưởng trong suy nghĩ của rất nhiều người làm tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, kể cả các cấp lãnh đạo.

Còn đối với các khách hàng có tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, kinh nghiệm, uy tín, … tốt mà khơng có tài sản bảo đảm là bất động sản tốt, mà chỉ chông chờ vào việc thế chấp uy tín, các khoản phải thu, hàng tồn kho, máy móc thiết bị, … thì rất khó để ngân hàng xem xét cho vay, mặc dù có thể đây là đối tượng khách hàng tốt.

Một thực tế nữa là, những khoản vay có tài sản bảo đảm là bất động sản của chính chủ và hàng thừa kế thứ nhất thì cũng xảy ra rủi ro khơng kém gì các tài sản bảo đảm khác. Có những tài sản bảo đảm là bất động sản thuộc chính chủ người vay đứng tên nhưng lại là khoản vay có nhiều rủi ro và phức tạp nhất. Điều này, nói lên rằng rủi ro tín dụng khơng phải chủ yếu nằm ở loại tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm đó là của ai đứng tên mà rủi ro nằm ở trình độ chun mơn, kinh nghiệm, kỹ năng thẩm định, đánh giá hồ sơ vay cũng như đạo đức nghề nghiệp của người làm tín dụng.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp, mặc dù là bất động sản của chính chủ hoặc của hàng thừa kế thứ nhất nhưng nguồn gốc tài sản có được là do lừa đảo, gian lận nên khi khách hàng mất khả năng thanh toán nợ, ngân hàng đi khởi kiện hoặc phát mại tài sản thì lúc đó mới phát hiện ra tài sản này đang bị tranh chấp hoặc đang là đối tượng của một vụ án đã bị khởi kiện liên quan đến việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thế là, cho dù ngân hàng có thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý với tài sản bảo đảm nhưng cũng khơng thể xử lý được tài sản, vì phải chờ cho đến khi các tranh chấp, khiếu kiện kia được giải quyết dứt điểm. Thành ra, ngân hàng lại bị kéo vào các cuộc kiện tụng ngoài mong muốn mà chưa chắc đã thu hồi được nợ.

yếu tố khác nên VIETBANK đã bỏ qua nhiều khách hàng tốt, đáng lẽ nên cho vay. Trong khi, sẵn sàng bỏ qua hoặc giảm các tiêu chí lựa chọn khác để cho vay những khách hàng xấu nhưng có tài sản bảo đảm tốt, đáng lẽ nên từ chối cho vay, để rồi tự rước họa vào thân. Vậy nên, ngoài rủi ro đạo đức, ngân hàng thường bị rủi ro lựa chọn nghịch. Tức là, cho vay phải những khách hàng xấu, do được ngân hàng đánh giá là tốt và từ chối các khách hàng tốt, vì bị ngân hàng đánh giá là xấu.

Thực tế cho thấy, mặc dù việc nhận tài sản bảo đảm và thực hiện các thủ tục pháp lý có đầy đủ, chặt chẽ và đúng quy định nhưng rủi ro phát sinh từ tài sản bảo đảm là vẫn thường trực, thậm chí rất khó quản lý và kiểm sốt.

Theo quy trình tín dụng về nhận tài sản bảo đảm, thì sau khi thẩm định, tài sản phải được xác định là không thuộc khu quy hoạch, giải tỏa và có đủ hồ sơ pháp lý; sau đó tài sản phải được thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý (công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, xác nhận, phong tỏa, …) theo quy định; sau đó khoản vay mới được tiến hành giải ngân.

Tuy nhiên, sau khi giải ngân, thực trạng tài sản bảo đảm có thể bị thay đổi, trong đó nghiêm trọng nhất là thay đổi về tình trạng quy hoạch, giải tỏa. Cho nên, có tài sản lúc thẩm định là không thuộc khu quy hoạch, giải tỏa nhưng sau khi cho vay, tài sản đã thuộc khu quy hoạch, giải tỏa.

Lúc này, rủi ro đến từ tài sản bảo đảm là rất rõ ràng. Vì, giá trị tài sản bảo đảm ngân hàng định giá để cho vay ban đầu là dựa trên cơ sở tài sản không bị quy hoạch, giải tỏa. Bây giờ, tài sản thuộc khu quy hoạch, giải tỏa thì giá trị tài sản bảo đảm sẽ không được như lúc đầu nữa mà nó sẽ giảm giá trị đi rất nhiều, đặc biệt là tính thanh khoản của tài sản.

Có tài sản định giá ban đầu hơn 10.000 triệu đồng, nhưng sau khi định giá lại trên cơ sở tài sản đã thuộc khu quy hoạch, giải tỏa thì giá trị cịn lại chưa đến 2.000 triệu đồng. Trong khi, lúc đầu ngân hàng đã cho vay lên đến 8.000 triệu đồng. Như vậy, ngân hàng phải đối diện với khả năng tổn thất là rất lớn.

Thấy được rủi ro đó, VIETBANK cần hợp tác và có cơ chế trao đổi thơng tin với Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Quy hoạch & Kiến trúc ở các địa phương, nơi VIETBANK có nhận tài sản bảo đảm là bất động sản để được cung cấp và cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình quy hoạch, giải tỏa. Như vậy, sẽ giúp phát hiện sớm các rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm là bất động sản và có phương án giải quyết, khắc phục kịp thời, trước khi sự việc trở nên quá muộn.

kho, khoản phải thu, … thì việc quản lý càng trở nên khó khăn và phức tạp. Vì thế, ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Cụ thể, đối với các tài sản bảo đảm này, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra định kỳ một tháng/một lần, thay vì sáu tháng/một lần như hiện nay. Hoạt động kiểm tra khơng chỉ kiểm tra trên hóa đơn, chứng từ mà phải tiến hành kiểm tra trên thực tế.

Theo đó, với máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển việc kiểm tra phải chú trọng đến thực trạng của tài sản, chất lượng còn lại của tài sản, số lượng, chủng loại của từng tài sản, tài sản có bị tráo đổi bằng tài sản khác khơng, tài sản có bị thay đổi về cấu trúc, thay đổi về cơng năng khơng, …

Cịn với hàng tồn kho, khoản phải thu thì việc kiểm tra phải có xác nhận với bên thứ ba có liên quan về tính đầy đủ, trung thực và tính pháp lý của tài sản. Đồng thời, phải kiểm tra trên cơ sở xem xét sự biến động, luân chuyển của tài sản và biến động của doanh thu để đánh giá chất lượng và tính thanh khoản của tài sản.

Sau khi kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra, trong đó phải có nhận xét, đánh giá về rủi ro của tài sản; so sánh thực trạng, chất lượng của tài sản với lúc nhận bảo đảm; đề xuất phương án xử lý, khắc phục; ...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)