Nâng cao năng lực và chất lƣợng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 75 - 78)

III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ I-

TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN

3.2.7. Nâng cao năng lực và chất lƣợng thẩm định tín dụng

Muốn cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đạt chất lượng và hiệu quả cao thì cơng tác thẩm định và đánh giá khách hàng phải tốt và chuyên nghiệp. Để nâng cao chất lượng thẩm định, VIETBANK cần triển khai đồng bộ và quyết liệt một số nội dung sau:

- Thực hiện chun mơn hóa trong việc thẩm định khách hàng. Trong đó, cần chun mơn hóa thẩm định đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cho các nhân viên tín dụng có thế mạnh về các ngành nghề và lĩnh vực đó. Ngồi ra, việc chun mơn hóa cũng cần thực hiện với loại hình khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) và thời hạn vay.

- Căn cứ vào các tiêu chí như năng lực, kinh nghiệm thẩm định, đạo đức và chất lượng tín dụng đã cấp của nhân viên tín dụng, ngân hàng đánh giá nhân viên tín dụng và cho điểm để xếp hạng nhân viên. Trên cơ sở hạng của nhân viên, ngân hàng đưa ra giới hạn quy mô khoản vay mà nhân viên được quyền thẩm định. Chẳng hạn, ngân hàng ban hành bộ tiêu chí, căn cứ đánh giá và điểm các tiêu chí để xếp hạng nhân viên như sau:

Tiêu chí Căn cứ đánh giá Điểm Kinh nghiệm Dưới 1 năm 0 Trên 1 năm 4 Trên 2 năm 6 Trên 3 năm 8 Trên 4 năm 10 Trình độ chun mơn Cao đẳng 4 Liên thông 6 Cử nhân 8 Thạc sỹ 10 Kỹ năng

Hồn thành cơng việc trễ và có sai sót 0 Hồn thành cơng việc trễ nhưng khơng có sai sót 2 Hồn thành cơng việc đúng thời hạn nhưng có sai sót 4 Hồn thành cơng việc đúng thời hạn và khơng có sai sót 6 Hồn thành cơng việc trước thời hạn nhưng có sai sót 8 Hồn thành cơng việc trước thời hạn và khơng có sai sót 10

Đạo đức

Có hành vi gian lận, tiếp tay 0 Có trên 4 lần vi phạm 2 Có trên 3 lần vi phạm 4 Có trên 2 lần vi phạm 6 Có trên 1 lần vi phạm 8 Khơng có vi phạm 10 Chất lƣợng tín dụng đã cấp

100% các khoản vay đều quá hạn 0 80% các khoản vay quá hạn 2 60% các khoản vay quá hạn 4 40% các khoản vay quá hạn 6 20% các khoản vay q hạn 8 Khơng có khoản vay quá hạn 10

Trên cơ sở đó, ngân hàng xây dựng thang điểm, hạng nhân viên và mức thẩm định tối đa của nhân viên tín dụng tương ứng như sau:

Điểm Hạng của nhân viên Mức thẩm định tối đa

41 - 50 Hạng 1 Không hạn chế 31 - 40 Hạng 2 50 tỷ đồng

Ví dụ, nhân viên được đánh giá theo các tiêu chí trên có tổng số điểm là 36 thì theo mức thẩm định tối đa của ngân hàng, nhân viên này được quyền thẩm định khoản vay có giá trị tối đa là 50 tỷ đồng.

Trong quá trình làm việc, hạng của nhân viên có thể tăng lên hoặc giảm xuống sau các kỳ đánh giá. Việc đánh giá thay đổi hạng của nhân viên tín dụng nên được thực hiện hàng năm. Sau quá trình đánh giá, nếu nhân viên khơng đạt u cầu thì sẽ chuyển sang làm cơng việc khác phù hợp hơn. Tất nhiên, nhân viên có thứ hạng cao hơn thì hệ số lương cũng phải cao hơn. Điều này sẽ giúp tạo động lực phấn đấu vươn lên của nhân viên. Qua việc này, rõ ràng ngân hàng là người được lợi hơn cả.

- Trong cơng tác thẩm định tín dụng, ngun tắc nhất qn là khơng có sự cả nể, phân biệt, càng khơng để yếu tố tình cảm, lợi ích xen vào, chi phối. Nếu ngun tắc này không được tôn trong, chẳng những sẽ làm giảm chất lượng thẩm định tín dụng mà cịn tạo ra rủi ro lớn cho khoản vay, đặc biệt là nó sẽ gây khó khăn, phức tạp cho q trình xử lý khi khoản vay có vấn đề sau này.

Theo đó, khách hàng càng lớn, kinh doanh nhiều lĩnh vực, càng thân quen, càng tỏ ra giàu có, càng có nhiều mối quan hệ, ... thì càng phải được xem xét, thẩm định thật kỹ, toàn diện và thấu đáo. Nếu không, ngân hàng sẽ phải hối hận không kịp.

Điều này phải được xây dựng thành văn hóa, quy định cụ thể trong các hướng dẫn thẩm định khách hàng cũng như chuẩn mục phục vụ khách hàng và phải được quát triệt nghiêm túc từ các cấp lãnh đạo cao nhất trở xuống. Bằng cách, tất cả nhân viên làm cơng tác tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và các cấp lãnh đạo đều phải ký cam kết tuân thủ văn hóa trên, nếu vi phạm sẽ chịu mọi trách nhiệm theo quy định của ngân hàng và của pháp luật. Cam kết này phải được lưu trong hồ sơ nhân sự của ngân hàng.

- Muốn cơng tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng cao thì cần phải nâng cao kỹ năng và chất lượng của các yếu tố cấu thành nên nó. Trong khi, chất lượng thẩm định tín dụng là khái niệm rất chung chung .Vậy, những yếu tố cấu thành nên chất lượng thẩm định là gì?

Những yếu tố tạo nên chất lượng thẩm định tín dụng là sự tâm huyết, gắn bó của nhân viên; đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng phân tích, phỏng vấn, trình bày; hiểu biết về lĩnh vực, ngành nghề cho vay; kỹ năng suy xét, đánh giá yêu tố định tính, thiện chí của khách hàng; trình độ chun mơn nghiệp vụ; kỹ năng phân tích tài chính; kỹ năng đánh giá và nhận diện rủi ro; kinh nghiệm và kỹ năng thẩm định phương án/dự án đầu tư; ...

Đã thế, các yếu tố này lại khơng phải dễ dàng có được, mà phải trải qua q trình dài học tập, rèn luyện, phấn đấu và trải nghiệm thực tế rất vất vả và khó khăn mới hình thành.

Càng khơng thể/khó có thể địi hỏi nhân viên hồn thiện tất cả các kỹ năng trên. Thay vào đó, mỗi nhân viên chỉ có thế mạnh về một/một số kỹ năng này, cịn nhân viên khác thì lại có thế mạnh về một/một số kỹ năng khác. Vì thế, nếu biết kết hợp hài hịa và phát huy hết các thế mạnh của các nhân viên thì sẽ cho kết quả thẩm định tín dụng tốt nhất có thể.

Với những phân tích và nhìn nhận đó, VIETBANK cần mạnh dạn thực hiện chun mơn hóa đến từng khâu trong q trình thẩm định tín dụng. Có như thế mới giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác thẩm định tín dụng, đồng thời cũng giúp hạn chế tiêu cực, gian lận trong đánh giá và phân tích hồ sơ vay.

Cụ thể, nhân viên tín dụng sẽ khơng làm hết tất cả các khâu trong quá trình thẩm định. Thay vào đó, việc thẩm định sẽ được chia thành một số cơng đoạn chính và mỗi nhân viên sẽ phụ trách một/một vài cơng đoạn mà mình có thế mạnh. Đồng thời, các nhân viên phụ trách các công đoạn khác nhau phải có trách nhiệm hỗ trợ và hợp tác với nhau một cách hiệu quả để q trình thẩm định được nhanh chóng và đạt kết quả tốt nhất.

Chẳng hạn, có thể chia q trình thẩm định thành các cơng đoạn chính như: thẩm định sự đầy đủ, đúng đắn và tính pháp lý của hồ sơ vay; thẩm định uy tín, thiện chí trong quan hệ tín dụng; tình hình và năng lực tài chính; tình hình sản suất kinh doanh và triển vọng ngành; đánh giá rủi ro và đưa ra giải pháp phịng ngừa rủi ro; thẩm định tính hiệu quả và khả thi của phương án/dự án đầu tư; đánh giá về nguồn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng; ...

Trong quá trình thực hiện, để nâng cao năng lực thẩm định, hoàn thiện các kỹ năng và hiểu biết của nhân viên, ngân hàng có thể luân chuyển nhân viên sang phụ trách các công đoạn khác nhau. Việc luân chuyển nên được thực hiện 6 tháng/một lần hoặc theo nhu cầu công việc và nguyện vọng của nhân viên, để không gây nhàm chán, đồng thời luôn tạo sự đổi mới và động lực trong công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)