Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 74 - 75)

III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ I-

TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN

3.2.6. Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, trong công tác thẩm định khách hàng vay vốn cũng như quản lý rủi ro tín dụng, nhân viên phải tự mầy mị, tìm kiếm thơng tin phân tán từ nhiều nguồn mà độ tin cậy và tính cập nhật khơng cao, khơng đầy đủ. Do đó, chất lượng cũng như hiệu quả thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng khơng cao, mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất.

Từ thực trạng này, VIETBANK cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu thơng tin tín dụng để phục vụ cho cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng được hiệu quả, tiện lợi và chuyên nghiệp hơn. Trước mắt, để hình thành và hồn thiện dần cơ sở dữ liệu thơng tin tín dụng, VIETBANK cần thực hiện một số việc sau:

- Tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về các lĩnh vực kinh tế chủ yếu như sắt thép, xi măng, bất động sản, hạ tầng, khách sạn, nhà hàng, ... Thông tin thu thập phải đa dạng, cụ thể, đầy đủ và sắp xếp một cách khoa học để dễ dàng tra cứu.

- Cần có cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin với Sở Kế hoạch & Đầu tư của các tỉnh/thành phố, nơi có khách hàng vay vốn/VIETBANK đóng trụ sở để được cung cấp và cập nhật kịp thời và đầy đủ danh sách các khách hàng ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, nợ đọng thuế, vi phạm pháp luật, ...

- Tương tự, cần có cơ chế hợp tác, trao đổi thơng tin với Tịa án/Cơ quan thi hành án của các tỉnh/thành phố, nơi có khách hàng vay vốn/VIETBANK đóng trụ sở để được cung cấp và cập nhật kịp thời và đầy đủ danh sách các khách hàng đang/đã từng có tranh chấp, kiện tụng, bị khởi kiện; đang phải/đã từng thi hành bản án của Tịa án; ...

- Về thơng tin tài sản bảo đảm, VIETBANK cần hợp tác và có cơ chế trao đổi thông tin với Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Quy hoạch & Kiến trúc ở các tỉnh/thành phố, nơi

VIETBANK có nhận tài sản bảo đảm là bất động sản để được cung cấp và cập nhật các thơng tin mới nhất về tình hình quy hoạch, giải tỏa. Như vậy, sẽ giúp phát hiện sớm các rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm là bất động sản và có phương án giải quyết, khắc phục kịp thời, trước khi sự việc trở nên quá muộn.

- Về việc trao đổi thông tin trong hệ thống, VIETBANK cần chủ động hợp tác và có cơ chế trao đổi thông tin thiết thực và hiệu quả với tất cả các tổ chức tín dụng để có được cơ sở dữ liệu cũng như được cung cấp, cập nhật kịp thời về danh sách tất cả các khách hàng bị từ chối cấp tín dụng, khách hàng vi phạm cam kết, khách hàng có hành vi gian lận, lừa đảo ngân hàng, ... tại các tổ chức tín dụng này. Sở dĩ như vậy là, cho đến nay tất cả các thông tin này Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) vẫn chưa thể có và cung cấp.

Mặc dù việc này là rất cần thiết và quan trọng nhưng đến nay, nhìn chung vẫn chưa được các ngân hàng chú trọng và quan tâm thực hiện, có chăng, mỗi ngân hàng chỉ có cơ sở dữ liệu của riêng mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)