III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ I-
2.6. Đánh giá rủi ro tín dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng
Là ngân hàng trẻ, có xuất phát điểm thấp, khả năng tự chủ tài chính chưa cao, kinh nghiệm quản trị điều hành và đội ngũ nhân sự cịn hạn chế. Trong khi đó, phải đứng trước áp lực cạnh tranh khốc liệt, áp lực tăng trưởng quy mô tài sản, lợi nhận và thị trường trong hoàn cảnh tình hình thị trường diễn biến phức tạp và khó lường nên VIETBANK đã gặp phải những thách thức lớn về quản trị rủi ro mà đặc biệt là rủi ro tín dụng. Kết quả để lại là tình hình nợ quá hạn/nợ xấu tăng nhanh, diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt. Điều này thể hiện rõ qua một số chỉ tiêu chính sau:
Bảng 2.20: Các tỷ lệ đánh giá rủi ro và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng
Khoản mục 2010 2011
Tỷ lệ nợ quá hạn (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ) 0,83% 5,68% Tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu/Tổng dư nợ) 0,33% 3,5% Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (Dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ) 0,57% 1,09% Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (Dự phịng rủi ro tín dụng/Dư nợ q hạn) 68,47% 19,14%
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm tốn từ 2009-2011 và tổng hợp của tác giả
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao đột biến. Năm 2010 tỷ lệ này là 0,83%, nhưng sang năm 2011 tỷ lệ này đã tăng vọt lên 5,68%. Tương tự, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng rất mạnh, từ 0,33% trong năm 2010 lên 3,5% trong năm 2011.
Trong khi đó, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng lại rất thấp, chỉ chiếm 1,09% tổng dư nợ năm 2011. Đồng thời, tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng cũng khá thấp và giảm rất nhanh, từ 68,47% năm 2010 xuống còn 19,14% năm 20111. Tuy nhiên, hai tỷ lệ này thấp một phần là do đa số (trên 80%) dự nợ là được bảo đảm bằng bất động sản và tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản bảo đảm bình qn khá thấp (chỉ có 55%), nên đã giúp giảm đáng kể số tiền phải trích lập dự phịng rủi ro, cho dù nợ quá hạn có tăng nhanh. Điều này cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng danh mục cho vay của ngân hàng được bảo đảm đầy đủ nên đã tạo ra hàng rào chắn khá an toàn giúp hạn chế thất thốt khi rủi ro xảy ra. Nhưng có điều là trong tình hình thị trường bất động sản đóng băng kéo dài thì việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản gặp rất nhiều khó khắn, phức tạp. Cho nên, dù khoản nợ có đủ tài sản bảo đảm là bất động sản đi chăng nữa thì khả năng xử lý thu hồi nợ khi xảy ra rủi ro là rất chậm và nhiêu khê.
Ngoài ra, huy động từ thị trường 2 với thời hạn ngắn chiếm tỷ lệ cao (64% nguồn vốn huy động). Trong đó, một phần khá lớn được đầu tư cho tín dụng nên đã tạo ra rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất và đe dọa thanh khoản của ngân hàng, đặc biệt trong tình trạng cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ cao (trên 57%). Qua đây cho thấy, hoạt động tín dụng của ngân hàng là thiếu bền vững, không ổn định và tiềm ẩn rủi ro cao.
Như vậy, có thể thấy các chỉ tiêu phản ánh rủi ro và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng có chiều hướng xấu đi, trong khi hoạt động tín dụng cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro dễ phát sinh và hiệu quả quản lý rủi ro thì thấp, cịn nhiều bất cập.
Xét ở một khía cạnh khác về hiệu quả quản lý rủi ro cho thấy, mặc dù nhân sự trực tiếp làm tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng là trên 400 người, mạng lưới giao dịch rộng với 95 Đơn vị và có 8 Phịng chức năng Hội sở, trong khi tổng dư nợ chỉ đạt hơn 10.000 tỷ đồng, rõ ràng hiệu quả kinh doanh tín dụng chưa phải là cao. Hơn nữa, với một dư nợ đã nhỏ như thế mà tỷ lệ nợ quá hạn đến 5,68% và tỷ lệ nợ xấu đến 3,5% là khá cao, đồng thời nó lại phát sinh chỉ trong thời gian ngắn (khoảng 2 năm), như thế có thể nói hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng chưa cao, chưa tương xứng với nguồn lực sẵn có.