III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ I-
TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN
3.2.8. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay
sử dụng vốn vay
Công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, mặc dù là rất quan trọng, có vai trị rất lớn quyết định thành bại của khoản tín dụng, cũng như góp phần vào việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, khơng chỉ ở VIETBANK mà phần lớn các ngân hàng, công tác này lại rất hời hợt, hình thức, chưa được quan tâm thích đáng và đi vào thực chất. Để cơng tác này thể hiện đúng vai trị, vị trí và góp phần xứng đáng vào việc quản lý rủi ro tín dụng, VIETBANK cần thực hiện các nội dung sau:
- Xử lý nghiêm minh, kiên quyết các trường hợp nhân viên vi phạm quy định về kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn vay.
- Thực hiện kiểm tra chéo hồ sơ vay giữa các nhân viên tín dụng và giữa các đơn vị có hồ sơ tín dụng với nhau. Việc kiểm tra chéo sẽ do Ban kiểm tốn nội bộ sắp xếp, phân cơng.
- Từ trước đến giờ, chưa bao giờ nhân viên kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra/phối hợp cùng nhân viên tín dụng kiểm tra hồ sơ vay trên thực tế, mà chỉ thực hiện kiểm tra qua hồ sơ. Do đó, việc kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của Ban kiểm toán nội bộ mới chỉ được thực hiện về mặt hình thức, một chiều, nói đúng hơn là đi “dọn dẹp” sau khi mọi việc đã xảy ra, nên khơng có nhiều ý nghĩa và hiệu quả.
Vậy nên, văn hóa đó cần được thay đổi, nếu muốn cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng được hiệu quả hơn. Cụ thể, tùy vào quy mơ và tính chất của đơn vị, mỗi đơn vị sẽ có tối thiểu một nhân viên kiểm tốn nội bộ trực tại chỗ (hiện nay chưa có).
Ngồi cơng việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ trong hoạt động tín dụng tại đơn vị thuộc phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, nhân viên kiểm toán này sẽ nhận thêm nhiệm vụ là cùng với nhân viên tín dụng tại đơn vị thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng trên thực tế. Như vậy, nhân viên kiểm tốn nơi bộ sẽ theo dõi sát hồ sơ khoản vay từ hình thức cho đến thực tế, nên sẽ kiểm sốt được tình hình khách hàng và khoản vay được đầy đủ, chặt chẽ và toàn diện hơn.
- Việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện cụ thể và đầy đủ nội dung hơn, không chỉ là những đánh giá chung chung và thiếu căn cứ. Theo đó, sau khi tiến hành kiểm tra thực tế, nhân viên kiểm tra yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ cần thiết, cập nhật đến thời điểm kiểm tra để đánh giá.
Sau đó, phải có báo cáo đánh giá ngắn gọn nhưng phải làm rõ được những nội dung chính yếu về tình hình tài sản bảo đảm, tình hình tài chính, tình hình thực hiện các điều kiện phê duyệt, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình quan hệ tín dụng, tình hình quan hệ sở hữu, tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, ... Đồng thời, phải có nhận xét, so sánh với lúc thẩm định cho vay về các nội dung kiểm tra nêu trên, từ đó đưa ra những rủi ro có thể phát sinh và những đề xuất nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Đề xuất có thể là thu hồi nợ trước hạn, bổ sung thêm tài sản bảo đảm, bổ sung thêm điều kiện phê duyệt, ngưng giải ngân, ... Báo cáo đánh giá không được tiết lộ cho khách hàng biết trong mọi trường hợp.
- Việc kiểm tra, giám sát không chỉ thực hiện đối với khách hàng vay, mà phải tiến hành đồng thời với những tổ chức/cá nhân có liên quan (những người có liên quan). Trong đó, cần chú ý kiểm tra, giám sát đối với bên bảo đảm (thế chất, bảo lãnh), các thành viên có tỷ lệ sở hữu trên 5%, các thành viên Ban điều hành/Hội đồng quản trị, các cơng ty có quan hệ
sở hữu, ... Việc kiểm tra những người có liên quan được thực hiện đồng thời với kiểm tra khách hàng vay.
- Những hồ sơ phải thông qua tái thẩm định thì kiểm tra phải có sự tham gia đồng thời của nhân viên tái thẩm định để kịp nắm bắt tình hình, những thay đổi và rủi ro mới có khả năng phát sinh của khoản vay so với kết quả tái thẩm định khi cho vay, để lưu hồ sơ phục vụ cho việc tái thẩm định khi khách hàng có nhu cầu vay thêm, tái cấp cũng như phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng và những người có liên quan.