III Cân đối thừa (+)/thiếu (-) nguồn trả nợ I-
TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN
3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp và hiệu quả
Về cơng tác xây dựng và ban hành chính sách tín dụng: Trong suốt thời gian qua,
chính sách tín dụng của VIETBANK thường đi sau thị trường; đi sau nhu cầu và đòi hỏi của thực tế; chủ yếu chú trọng đến tìm kiếm, mở rộng khách hàng mới mà ít quan tâm đến lợi ích của các khách hàng cũ; …
hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, VIETBANK cần nhanh chóng thành lập Phịng Chính sách tín dụng. Phịng này chỉ chun nghiên cứu, tìm hiểu thơng tin để xây dựng chính sách tín dụng cho ngân hàng một cách kịp thời và hiệu quả.
Có như vậy, việc ban hành chính sách tín dụng mới được chuyên nghiệp, chủ động, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thựa tế.
Về cơng tác chăm sóc khách hàng tín dụng cũ: Việc này trong thời gian qua chưa
được thực hiện đầy đủ và đúng mức. Khách hàng cũ mà đặc biệt là khách hàng đã có quan hệ lâu năm là người đã có q trình gắn bó với ngân hàng, là người trực tiếp ni sống ngân hàng, giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Vì thế, đây là những đối tượng khách hàng có vai trị nền tảng và rất quan trong, không thể lơ là, thiếu sự quan tâm.
Việc chú trọng mở rộng và phát triển thêm khách hàng mới là điều nên làm nhưng nếu thực hiện không khéo, khơng đồng bộ với việc quan tâm chăm sóc khách hàng cũ thì mọi nỗ lực sẽ trở nên vơ nghĩa.
Thử hình dung, nếu ngân hàng có được thêm hai khách hàng mới mà chỉ cần để mất đi một khách hàng cũ thì cũng coi như là thất bại. Vì, để kiếm được hai khách hàng mới phải mất rất nhiều thời gian, chi phí mà rủi ro lại cao, do họ là khách hàng mới chưa đánh giá được uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Trong khi, đối với khách hàng cũ đã có quan hệ tín dụng thì khơng những khơng phải mất chi phí và thời gian tìm kiếm mà cịn đánh giá được uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Cho nên, có thể nói dịng thu nhập mang lại từ khách hàng cũ là an tồn, hiệu quả và ít rủi ro hơn là dòng thu nhập mang lại từ khách hàng mới.
Về lãi suất và cơ chế lãi suất cho vay: Trong quan hệ cung cầu vốn, lãi suất là yếu tố
rất quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế khó khăn, suy giảm.
Hiện tại, cơng thức tính lãi suất cho vay của VIETBANK = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng trả lãi sau + biên độ (%/năm).
Với đặc thù là ngân hàng nhỏ, lãi suất cho vay của VIETBANK khá cao, không những thế biên độ cộng lãi suất cũng rất cao. Ngồi ra, với cơng thức tính lãi suất trên, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng trả lãi sau và biên độ cộng lãi suất là do ngân hàng ấn định mà không phụ thuộc vào mức lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước. Thế nên, ngân hàng thường ấn định lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng và biên độ cao để giữ mức lãi suất cho vay cao.
Nói tóm lại, ngân hàng ln ở thế chủ động và có lợi, cịn khách hàng thì luôn ở vào thế bị áp đặt và tất nhiên luôn bị bất lợi. Đề đồng hành, chia sẻ với khách hàng trong lúc khó khăn, VIETBANK nên có chính sách lãi suất thấp hơn so với mức hiện tại. Có thể, giảm lãi suất thơng qua giảm biên độ hoặc giảm lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng hoặc giảm cả hai, tùy theo từng khách hàng, thời điểm và khả năng tài chính của ngân hàng.
Thực tế cho thấy, lãi suất cho vay cao khơng chỉ gây thiệt hại, khó khăn cho khách hàng mà chính nó cũng là thủ phạm gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Lập luận rằng, khi khách hàng chấp nhận đến với ngân hàng có lãi suất cho vay cao mà khơng đến với ngân hàng có lãi suất thấp hơn là dấu hiệu cho thấy (tạm bỏ qua yếu tố mối quan hệ):
(1) khách hàng này không đáp ứng được các điều kiện cho vay; (2) năng lực và tình hình tài chính yếu kém;
(3) khơng có/thiếu uy tín trong quan hệ tín dụng; (4) điều kiện về tài sản bảo đảm không đáp ứng; (5) khách hàng có dấu hiệu lừa đảo;
(6) ngành nghề kinh doanh của khách hàng không phù hợp/không được ưu tiên trong chính sách tín dụng, theo u cầu của ngân hàng có lãi suất cho vay thấp.
Đây là động cơ khiến họ tìm đến và chấp nhận các ngân hàng có lãi suất cho vay cao hơn. Tất nhiên, đây là khách hàng khơng tốt, có rủi ro cao nên ngân hàng chấp nhận mạo hiểm cho vay để đổi lại, khách hàng phải chịu mức lãi suất cao tương ứng với mức độ rủi ro theo đánh giá của ngân hàng.
Về sản phẩm tín dụng: Các sản phẩm tín dụng của VIETBANK cịn ít, chưa đa dạng
và còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, VIETBANK cần đẩy mạnh nghiên cứu, ban hành thêm nhiều sản phẩm tín dụng mới để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như để mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng. Trong đó, cần chú trọng đến các sản phẩm về cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh tốn, chiết khấu các cơng cụ chuyển nhượng,…
Đồng thời, hệ thống các sản phẩm tín dụng phải được liên kết một cách chặt chẽ và có tác động hỗ trợ tích cực cho nhau để vừa tối đa hóa được lợi ích của khách hàng vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.