Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 41 - 44)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƢƠNG TÍN

2.3.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VIETBANK khá đơn giản, có thể được mơ tả qua sơ đồ sau:

Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Nguồn: Sơ đồ tổ chức bộ máy của VIETBANK và phác họa của tác giả

Theo sơ đồ trên, cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý rủi ro tín dụng là Thường trực Hội đồng quản trị. Đây là cơ quan được sự ủy quyền của Hội đồng quản trị quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, ngoại trừ việc bổ nhiệm các nhân sự cao cấp (Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc), mua sắm tài sản có giá trị lớn (trên 10 tỷ đồng) và thành lập cơng ty trực thuộc. Có thể diễn giải sơ đồ trên như sau:

Thường trực Hội đồng quản trị: Quyết định những vấn để liên quan đến công tác quản

lý rủi ro tín dụng như, quyết định chính sách tín dụng trong từng thời kỳ; quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ; quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng; quy định về các giới hạn bảo đảm an tồn trong hoạt động tín dụng; quy định về thẩm định nhóm khách hàng liên quan; quy định về việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; thành lập và bầu các thành viên Hội đồng tín dụng để hỗ trợ cho Thường trực Hội đồng quản trị trong công tác quản lý rủi ro tín dụng trong thẩm quyền được giao; … Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc là thành viên trong Thường trực Hội đồng quản trị.

Ủy ban ALCO: Giám sát và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất,...

Giám sát sự tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động

Giám đốc các đơn vị Hội đồng tín dụng Thường trực Hội đồng quản trị Ban tín dụng Hội sở Ban Tổng Giám đốc Phịng Phân tích & Quản lý tín dụng Phịng Pháp chế Phịng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp

ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Tư vấn cho Hội đồng quản trị các chiến lược, chính sách, danh mục trong đầu tư nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Ban kiểm toán nội bộ: Kiểm soát sự tuân thủ quy định pháp luật và quy định nội bộ

trong hoạt động ngân hàng mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Tư vấn cho Hội đồng quản trị các giải pháp phịng ngừa và kiểm sốt rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng.

Hội đồng tín dụng: Phê duyệt các khoản cấp tín dụng đến mức tối đa theo quy định về

giới hạn tín dụng của VIETBANK; quyết định các khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Ban tín dụng Hội sở; quyết định miễn, giảm lãi theo quy chế của VIETBANK; quyết định các vấn đề liên quan đến xử lý khoản nợ có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; quyết định hạn mức phê duyệt (thẩm quyền) cấp tín dụng cho các cấp (Ban tín dụng, Tổng Giám đốc, Giám đốc các đơn vị kinh doanh, chuyên viên phê duyệt tín dụng); quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản tín dụng đủ điều kiện; thành lập và bầu các thành viên của Ban tín dụng Hội sở để hỗ trợ cho Hội đồng tín dụng trong các vấn đề liên quan đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng trong thẩm quyền được giao; … Trong số các thành viên của Hội đồng tín dụng thì Tổng Giám đốc là Chủ tịch, Phó Tổng Giám đốc thường trực là Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng.

Ban tín dụng Hội sở: Thực hiện phê duyệt các khoản cấp tín dụng và quyết định các

vấn đề liên quan đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng trong thẩm quyền được Hội đồng tín dụng giao như, quyết định miễn, giảm lãi theo quy chế của VIETBANK; quyết định các vấn đề liên quan đến xử lý khoản nợ có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản tín dụng đủ điều kiện; … Trong số các thành viên của Ban tín dụng Hội sở thì Phó Tổng Giám đốc thường trực là Trưởng Ban, Trưởng Phịng Phân tích và Quản lý tín dụng là Phó Ban tín dụng Hội sở.

Ban Tổng Giám đốc (đại diện là Tổng Giám đốc): Có trách nhiệm ban hành các quy

định nội bộ; các hướng dẫn, trên cơ sở bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, phù hợp và chính xác để cụ thể hóa các chính sách, cũng như thực thi các nội dung chỉ đạo của Thường trực Hội đồng quản trị và Hội đồng tín dụng trong cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, với sự hỗ trợ nghiệp vụ của các Phịng chun mơn của Hội sở.

Các Phịng chun mơn: Phịng Phân tích và Quản lý tín dụng, Phòng khách hàng cá

nhân, Phịng khách hàng doanh nghiệp, Phịng pháp chế có trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ về nghiệp vụ đối với các vấn đề liên quan đến cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng cho Ban Tổng Giám đốc. Cụ thể, tùy theo chức năng và nhiệm vụ được phân cơng, các Phịng này sẽ trực tiếp và là đầu mối phối hợp với các Phịng chun mơn Hội sở khác trong việc tư

vấn cho Ban Tổng Giám đốc để ban hành các quy trình, các hướng dẫn, các quy định cụ thể, cần thiết trong cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của tồn hệ thống.

Giám đốc các đơn vị kinh doanh: Trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm đối với các

khoản cấp tín dụng phát sinh tại đơn vị mình phụ trách. Triển khai thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tổng Giám đốc và các Phòng chun mơn của Hội sở trong q trình quản lý rủi ro tín dụng, trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật và của VIETBANK. Là đầu mối trực tiếp làm việc với khách hàng về các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý các khoản nợ tại đơn vị.

Ghi chú: Theo mơ hình tổ chức hiện tại thì các đơn vị kinh doanh (10 chi nhánh và 84

Phòng giao dịch) có vai trị và chức năng như nhau, tất cả đều báo cáo, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)