THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn với công việc và lòng trung thành đối với tổ chức của nhân viên (Trang 41 - 45)

3.1.1. Mẫu nghiên cứu

3.1.1.1. Phương pháp chọn mẫu

Chân dung của mẫu được mô tả là nhân viên văn phòng nam và nữ, làm việc trong lĩnh vực kinh doanh (business), đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, tuổi từ 22 đến 44, đã đi làm ít nhất 1 năm, trình độ văn hóa chun mơn từ đại học trở lên. Mẫu

được chọn bằng phương pháp phi xác suất theo kỹ thuật thuận tiện thông qua những

lớp cao học buổi tối (K19, K20) đang học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng, xử lý trong nghiên cứu

(Nguyễn 2011:231).

Nghiên cứu này có sử dụng phân tích EFA, hồi quy bội (MLR) và T-test. Hair & ctg (2006) (theo Nguyễn 2011:398) cho rằng khi phân tích EFA kích thước mẫu tối

thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là một biến quan sát cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên; và phân tích hồi quy

bội, một cơng thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho MLR là: 50 8

n≥ + p. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số biến độc lập trong mơ hình (theo Nguyễn 2011:499). Hoàng & Chu (2008:195) xác định cỡ

34 2 / 2 Z n e α ×σ   =    (3.1)

Với độ tin cậy là 95% (α=0.05) nên Zα/ 2=1.96; chọn độ chính xác hay cịn gọi là

độ rộng của khoảng ước lượng e=0.07; độ lệch chuẩn σ =R/ 6=4 / 6 (R là khoảng

biến thiên từ giá trị lớn nhất đến giá trị nhỏ nhất. Trong nghiên cứu này,Rmax =4 (5-

1=4), và R sẽ trãi trong vòng 6σ (±3σ xung quanh µ). Thay số vào (3.1) ta có 348

n= . Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200; Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát (trong nghiên cứu này có hết thảy là 29 biến quan sát). Để đảm bảo đạt yêu cầu, nghiên

cứu sẽ chọn cỡ mẫu n=348. Trong quá trình khảo sát thử, nghiên cứu nhận thấy rằng có khoảng 70% đối tượng khảo sát phù hợp với điều kiện của nghiên cứu. Do

đó, để có 348 mẫu, nghiên cứu sẽ phát 500 mẫu. Thực tế, với 500 bản khảo sát, chỉ

thu về 461 bản, trong đó có 338 bản phù hợp với điều kiện khảo sát (không lệch quá nhiều so với dự kiến), 21 bản không hợp lệ do bỏ trống nhiều hoặc không đúng với

điều kiện khảo sát và 102 bản không đủ điều kiện tiếp tục thực hiện khảo sát (những đối tượng thuộc phần gạn lọc).

3.1.1.2. Mô tả mẫu

Mẫu gồm 338 bản. Xét theo giới tính người khảo sát có 31.7% nam, 68.9% nữ (105 nam, 226 nữ) và 7 người khơng trả lời. Xét theo giới tính lãnh đạo có 54.4% nam, 45.6% nữ (184 nam, 154 nữ). Xét theo loại hình sở hữu có 26.2% nhân viên làm việc trong khu vực quốc doanh (86 nhân viên), 73.8% nhân viên làm trong khu vực ngoài quốc doanh (242 nhân viên) và 10 người không trả lời (bảng 3.10).

35

Bảng 3.1: Bảng thống kê mẫu nghiên cứu:

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1, từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn tìm hiểu, thu thập lý thuyết liên quan và các nghiên cứu kinh nghiệm

để chọn thang đo (bảng câu hỏi nháp) phù hợp. Dùng bảng câu hỏi này thực hiện

nghiên cứu khám phá (sơ bộ) bằng phương pháp định tính thơng qua kỹ thuật thảo

luận tay đôi (5 buổi thảo luận tay đơi) cùng với sự góp ý, hướng dẫn của giáo viên

hướng dẫn để xác định lại sự phù hợp của thang đo lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn, lòng trung thành của nhân viên và đưa ra bảng câu hỏi nháp cuối cùng.

Giai đoạn 2, luận văn tiến hành nghiên cứu mơ tả (chính thức) bằng phương pháp định lượng. Đầu tiên, nghiên cứu tiến hành khảo sát thử bằng bảng câu hỏi nháp

cuối cùng với mẫu n = 30 để hiệu chỉnh lại từ ngữ, xem mức độ hiểu đúng câu hỏi của đối tượng khảo sát và xem tỉ lệ số lượng bản khảo sát phù hợp như thế nào để chuẩn bị cho nghiên cứu mô tả. Nghiên cứu mô tả được tiến hành thông qua 500 bản khảo sát, đối tượng là các học viên cao học K19, K20 đang học tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Khảo sát bắt đầu từ ngày 21/3/2011 và kết thúc vào ngày 31/3/2011. Kết thúc khảo sát thu về 461 bản. Trong đó, có 338 bản phù hợp với điều kiện khảo sát, 21 bản không hợp lệ do bỏ trống nhiều hoặc không đúng với

điều kiện khảo sát và 102 bản không đủ điều kiện tiếp tục thực hiện khảo sát (những

Tần số Phần trăm (%) tính theo tổng số trả lời

Nam 105 31.7

Nữ 226 68.3

Giới tính người

tham gia khảo sát Không trả lời 7

Quốc doanh 86 26.2

Ngoài quốc doanh 242 73.8

Loại hình sở hữu

Khơng trả lời 10

Nam 184 54.4

Nữ 154 45.6

Giới tính lãnh

36

đối tượng thuộc phần gạn lọc). Sau đó, tiến hành nhập và làm sạch dữ liệu bằng

phương pháp kiểm tra tần số trả lời của các chọn lựa trong từng biến. Việc kiểm

định thang đo, điều chỉnh mô hình và các giả thuyết được tiến hành theo các bước:

1. Đánh giá sơ bộ thang đo qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Các biến

có tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0.4 và các thành phần có hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 bị loại.

2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo. 3. Phân tích mơ hình Path, các mơ hình hồi quy bội để đo lường ảnh hưởng của

lãnh đạo tạo sự thay đổi, ảnh hưởng giới tính lãnh đạo đến sự thỏa mãn và lòng

trung thành của nhân viên, đo lường ảnh hưởng của sự thỏa mãn đến lòng trung thành với sự thỏa mãn là biến trung gian. Thực hiện các kiểm định trung bình

(Independent-samples T-test) để so sánh khác biệt về sự thỏa mãn và lịng trung thành giữa hình thức sỡ hữu quốc doanh và ngoài quốc doanh.

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

Thang đo MLQ,

sự thỏa mãn đối với cơng việc, và lịng trung thành đối với tổ chức

NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ

Thảo luận tay đôi (5 buổi) cùng với sự góp ý, chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn để hiệu chỉnh từ ngữ và thiết kế bản câu hỏi

KHẢO SÁT THỬ

(n=30)

Để hiệu chỉnh từ ngữ cho bảng câu hỏi trong nghiên cứu mơ tả

NGHIÊN CỨU MƠ TẢ

(338 bản câu hỏi được sử dụng đưa vào phân tích)

- Với 500 bản câu hỏi, thu về 461 bản, có 338 bản phù hợp với điều kiện khảo sát - Mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu

- Kiểm định sơ bộ thang đo, các biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 và hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 bị loại

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

• Dùng Bartlett’s test để kiểm tra mối tương quan giữa các biến trong tổng thể cho EFA

• Dùng hệ số KMO để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố

• Loại các biến có trọng số thấp (<0.45), loại các biến có hệ số tải nhân tố khơng có sự khác biệt giữa các nhân tố (<0.2), kiểm tra yếu tố trích được, kiểm tra phương sai trích được

- Phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội - Phân tích phương sai (ANOVA).

MỤC TIÊU

Đo lường ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên

37

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn với công việc và lòng trung thành đối với tổ chức của nhân viên (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)