Tình hình hoạt động tín dụng tại VCB Biên Hịa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 39)

L ời mở đầu

d/ Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng

2.1.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại VCB Biên Hịa

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng (đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu/năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ 855 1.083 1.704 2.217 2.737 Ngắn hạn quy VND 658 871 1.279 1.668 2.105 Tỷ lệ % ngắn hạn/tổng dư nợ 77% 80% 75% 75% 77% Trung dài hạn 197 212 425 549 632 Tỷ lệ % trung dài hạn/tổng dư nợ 23% 20% 25% 25% 23% Tốc độ tăng trưởng dư nợ - 27% 57% 30% 23%

Tổng dư nợ trên

địa bàn 23.845 27.319 36.785 45.180 58.054

% dư nợ VCB Biên

Hịa 3,6% 4,0% 4,6% 4,9 % 4,7%

Nguồn: VCB Biên Hịa - Về tốc độ tăng trưởng tín dụng: Từ năm 2007 sau khi tách khỏi chi nhánh VCB

Đồng Nai trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc VCB Biên Hịa, dư nợ của VCB Biên Hịa chỉ cĩ 855 tỷ đồng. Sau đĩ VCB Biên Hịa đã cĩ những bước phát triển mang tính đột phá, đặc biệt là trong cơng tác tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trưởng cao và ổn định (trên 20%), an tồn tín dụng được đảm bảo. Đến năm 2011, doanh số cho vay tăng gần gấp 3 lần so với năm 2007. Đặc biết năm 2009 tăng khá cao 57% một phần do sát nhập phịng giao dịch Long Thành (từ chi nhánh Đồng Nai), một phần trong năm này chi nhánh Biên Hịa thành lập các phịng giao dịch để mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay: Nợ ngắn hạn chiếm hơn 70% tổng dư nợ, nợ

trung dài hạn chỉ chiếm dưới 30%. Cơ cấu nợ như trên được xem là tương đối hợp

lý và an tồn. Cho vay theo hạn mức và từng lần là hai hình thức cho vay phổ biến

tại VCB Biên Hịa, trong đĩ chủ yếu vẫn là cho vay theo hạn mức. Nĩi chung, VCB Biên Hịa khơng đặt mục tiêu phát triển cho vay vốn trung dài hạn mà chủ yếu là cho vay lưu động vì khả năng thu hồi vốn nhanh và kiểm sốt rủi ro tốt hơn.

Biểu đồ 2.1: Thị phần doanh số cho vay của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Nguồn: Ngân hàng nhà nước tỉnh Đồng Nai

VCB Biên Hịa tuy mới tách ra từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc VCB Đồng Nai năm

2007 nhưng đã nhanh chĩng tiếp cận thị trường để phát triển hoạt động kinh doanh

của mình và trở thành đơn vị cĩ dư nợ vay chiếm tỷ trọng tương đối (4,7 %) so với tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn cĩ kinh nghiệm hoạt động gần 20 năm như BIDV, Agribank, Viettinbank, Vietcombak Đồng Nai. Mức dư nợ của VCB trong 5 năm qua đang từng bước phát triển chiếm tỷ trọng gần 5% so với tổng dư nợ trên địa bàn, đây là kết quả khả quan của VCB BH đạt được trong những năm qua.

Bên cạnh đĩ, số lượng TCTD hoạt động trên địa bàn Đồng Nai ngày càng nhiều với mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng (trên điạ bàn Đồng Nai hiện cĩ hơn 30 ngân hàng thương mại đang hoạt động). Với sự cạnh tranh thu hút khách hàng ngày

càng gay gắt, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng nên cĩ sự chuyển dịch dư nợ giữa các

ngân hàng, nhất là đối với các Ngân hàng TMCP với quy mơ nhỏ và linh hoạt nên thu hút ngày càng nhiều khác hàng..

2.1.4. Quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Biên Hịa. 2.1.4.1. Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

- Trước tháng 7/2006 khi cịn là chi nhánh cấp 2 trực thuộc VCB Đồng Nai, VCB

Biên Hịa áp dụng quy trình tín dụng số 130/QĐ-VCB.QLTD ngày 12/8/2002 (quy trình 130). Quy trình này khá đơn giản, áp dụng đối với mọi đối tượng khách hàng. Các khâu từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng đến khâu thẩm định khoản vay và giải

ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay đều được thực hiện tại Phịng tín dụng.

- Đến đầu tháng 7 năm 2006, VCB Biên Hịa triển khai quy trình tín dụng theo quy

định số 90/QĐ-VCB.QLTD ngày 26/05/2006 (Quy trình 90). Đây là quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cĩ nhu cầu cấp tín dụng trên 10 tỷ đồng. Vì vậy, kể từ khi áp dụng quy trình 90, việc cấp tín dụng đối với nhĩm khách hàng doanh nghiệp cịn lại (cá nhân và khách hàng vay dưới 10 tỷ đồng) tiếp tục thực hiện theo quy trình 130. Quy trình 90 áp dụng đối với khách hàng dựa trên nguyên tắc phân chia các chức năng của bộ phận tín dụng thành 03 bộ phận độc lập:

+ Phịng Quan hệ khách hàng: thực hiện chức năng bán hàng, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng. Trên cơ sở những yêu cầu của khách hàng, phịng Quan hệ khách hàng tiến hành thu thập thơng tin, lập báo cáo đề xuất tín dụng/sửa đổi tín dụng và chuyển hồ sơ sang phịng Quản lý rủi ro.

+ Phịng Quản lý rủi ro: thực hiện chức năng quản lý rủi ro chung. Trên cơ sở các báo cáo đề xuất tín dụng của phịng Quan hệ khách hàng, phịng Quản lý rủi ro thực hiện đánh giá rủi ro độc lập, phản biện và trình cấp cĩ thẩm quyền (Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng) phê duyệt.

+ Phịng Quản lý nợ: Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thực hiện q trình giải ngân tín dụng theo các chỉ thị và điều kiện phê duyệt tín dụng, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ và đảm bảo tính tn thủ trong quy trình cấp tín dụng.

Tuy nhiên sau 02 năm thực hiện, quy trình 90 đã thể hiện nhiều bất cập, cụ thể như:

- Bộ hồ sơ tín dụng phải qua nhiều cấp phê duyệt.

- Bộ phận Quản lý rủi ro chưa phát huy được đúng vai trị là tầm sốt rủi ro mà chỉ

tập trung vào việc tái thẩm định đề xuất của phịng Quan hệ khách hàng nên cơng tác quản trị rủi ro chưa đạt được kết quả như mong muốn.

- Việc tách bộ phận tín dụng thành 3 phịng chỉ đạt về hình thức, nặng về giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất, khối lượng hồ sơ chứng từ phát sinh lớn.

- Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các phịng tham gia trong hoạt động

cấp tín dụng; sự liên kết giữa các phịng thiếu chặt chẽ nên khả năng phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khơng cao.

Nhìn chung quy trình tín dụng 90 là quy trình tiên tiến nhưng do khi áp dụng vào thực tiễn phát sinh những bất cập như trên nên sau một thời gian thử nghiệm, VCB

TW ban hành quy định 246/QĐ-VCB.QLTD ngày 22/07/2008 (Quy trình 246) theo

đĩ bỏ hẳn bộ phận Quản lý rủi ro ở từng chi nhánh và chỉ tập trung ở từng khu vực (khu vực phía Nam cĩ bộ phận Quản lý rủi ro đặt tại TP.HCM).

Từ ngày 22/07/2008 đến nay, VCB Biên Hịa thực hiện theo quy trình tín dụng 246, với 2 bộ phận tác nghiệp chính liên quan đến cơng tác tín dụng là phịng Khách hàng và phịng Quản lý nợ. Giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng trong thẩm quyền của VCB BH trong hạn mức tối đa 40 tỷ đồng (đối với khoản vay ngắn hạn) và 20 tỷ đồng (đối với khoản vay trung - dài hạn), nếu vượt giới hạn trên thì trình Phịng quản lý rủi to tín dụng đặt tại TP HCM để xét duyệt

Bảng 2.3 Phân cấp thẩm quyền trong phê duyệt giới hạn tín dụng tại VCB Biên Hịa

STT Cấp thẩm quyền phê duyệt Thẩm quyền giới hạn tín dụng

1 Giám đốc chi nhánh - Ngắn hạn: 20 tỷ đồng. - Trung – dài hạn: 7 tỷ đồng 2 Hội đồng tín dụng cơ sở - Ngắn hạn: 40 tỷ đồng. - Trung – dài hạn: 20 tỷ đồng

Hoạt động tín dụng của chi nhánh thực hiện theo định hướng chiến lược của của VCB:

- Tăng trưởng dư nợ bằng biện pháp mở rộng đầu tư cho các khách hàng cĩ tình

hình tài chính lành mạnh, cĩ tiềm lực về tài chính và thị trường tiêu thụ.

- Lựa chọn các dự án cĩ hiệu quả, đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu

ra thích hợp. Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển lĩnh vực cho vay bán lẻ kết hợp với cơ cấu lại danh mục đầu tư, tránh tập trung vào một loại hình khách hàng hay một ngành nghề để hạn chế rủi ro.

- Tích cực mở rộng số lượng khách hàng trên cơ sở lựa chọn khách hàng tốt, đồng

thời tăng cường chất lượng phục vụ để giữ chân khách hàng lớn, cĩ uy tín.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình chế độ. Tập trung

giải quyết nợ xấu và kiểm sốt chặt chẽ nợ quá hạn.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng cả chất và

lượng.

- Kiểm sốt chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập

trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay). Việc kiểm sốt giai đoạn trong và sau khi cho vay sẽ cĩ tác dụng: Đảm bảo việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận; cập nhập thơng tin thường xuyên về khách hàng, kể cả các khách hàng tốt; phát hiện kịp thời các dấu hiện rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

+ Trong khi cho vay: chủ yếu được thực hiện tại Phịng Quản lý nợ. Khi phê duyệt

tín dụng cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt các điều kiện cấp tín dụng và được cụ thể hố trong thơng báo tác nghiệp. Mỗi khi cĩ yêu cầu rút vốn, phịng Quản lý nợ thực hiện kiểm tra và tuân thủ các điều kiện theo thơng báo tác nghiệp trước khi giải ngân cho khách hàng.

theo đánh giá về mức độ rủi ro, ngân hàng sẽ cĩ chương trình kiểm tra đối với tình hình hoạt động kinh doanh của từng khách hàng cụ thể. Kiểm tra sau khi cho vay tập trung vào các nội dung như: khách hàng sử dụng vốn vay cĩ đúng mục đích khơng? hoạt động kinh doanh của khách hàng cĩ diễn ra theo như kế hoạch đề ra khơng? Cĩ thực hiện các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt, cĩ phù hợp với tình hình thực tiễn khơng? Mức độ thực hiện các cam kết của khách hàng đối với ngân hàng?...

2.1.4.3. Chính sách cho vay cĩ đảm bảo.

Trong 05 năm hoạt động, dư nợ cho vay tại VCB Biên Hịa cĩ tốc độ tăng trưởng khá tố, trong đĩ cho vay cĩ tài sản bảo đảm chiếm đến 70% tổng dư nợ cho vay của tồn chi nhánh.

Với lợi thế của thương hiệu VCB và địa bàn thuận lợi, chính sách phát triển tín dụng của VCB Biên Hịa hướng về các doanh nghiệp lớn, cĩ doanh số thanh tốn XNK lớn phù hợp với thế mạnh về ngoại tệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tốn quốc tế và phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội ở Đồng Nai là tỉnh cơng nghiệp cĩ sức thu hút đầu tư nước ngồi khá lớn. Vì vậy, hình thức đảm bảo tiền vay áp dụng cho các đối tượng cho vay ngoại tệ khá đa dạng và thơng thống:

- Cho vay thế chấp tài sản bất động sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tỷ lệ cho vay/trên giá trị tài sản thế chấp loại này tối đa là 70% (nếu tài sản định giá theo giá thị trường) và 100% (nếu tài sản định giá theo giá nhà nước).

- Cho vay thế chấp động sản là máy mĩc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng tồn

kho,… Tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản thế chấp thơng thường tối đa 50% đối với máy mĩc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng tồn kho, khoản phải thu và 70% đối với xe ơ tơ (mới 100%).

- Cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai hay cịn gọi là tài sản

hình thành từ vốn vay với tỷ lệ cho vay/tài sản thế chấp cĩ khi lên đến 70%. Tài sản hình thành trong tương lai được áp dụng phổ biến đối với việc cho vay dự án đầu tư

xây dựng nhà xưởng hoặc cho vay nhập khẩu dây chuyền sản xuất.

- Cho vay thế chấp một phần hoặc cho vay khơng cĩ tài sản đảm bảo hoặc cĩ thư

bảo lãnh của cơng ty mẹ nhưng chủ yếu mang tính hình thức.

2.2. THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DPRR TÍN DỤNG TẠI VCB BIÊN HỊA TẠI VCB BIÊN HỊA

2.2.1. Quy trình phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng đang áp dụng tại VCB Biên Hịa VCB Biên Hịa

Hiện nay, VCB đã được NHNN chấp thuận phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 7, bắt đầu áp dụng từ năm 2010. Tuy nhiên, phương pháp này đang trong giai đoạn thí điểm, chưa hồn tồn áp dụng hết cho các khoản vay. Các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp thì phân loại nợ theo điều 7, cịn các khoản nợ của khách hàng cá nhân thì phân loại nợ theo Điều 6.

2.2.1.1. Quy trình phân loại nợ theo phương pháp định lượng (Điều 6)

VCB đã ban hành quy trình phân loại nợ thống nhất trên tồn hệ thống, việc thực hiện phân loại nợ được thực hiện theo quy trình sau:

Cập nhật dữ liệu trên hệ thống:

Hàng ngày, VCB Trung ương sẽ chuyển file phân loại nợ tự động cho tất cả các chi

nhánh trên cơ sở khai thác dữ liệu từ hệ thống mạng quản lý nội bộ. Trong quá trình theo dõi khách hàng, phịng khách hàng sẽ căn cứ vào các thơng tin phát sinh từ khách hàng như: diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến mơi trường kinh doanh của khách hàng; chỉ tiêu tài chính của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc biến động lớn theo chiều hướng suy giảm; khách hàng khơng cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thơng tin tài chính theo yêu cầu của khách hàng; khách hàng bị phân loại ở nhĩm nợ cao hơn tại các TCTD khác… sau đĩ đối chiếu với tình trạng nhĩm nợ của khách hàng trên hệ thống, nếu thơng tin về nhĩm nợ của khách hàng chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng thì phịng khách hàng sẽ lập “ thơng

báo tác nghiệp phân loại nợ” để gửi phịng quản lý nợ.

Căn cứ vào thơng báo tác nghiệp trên, phịng quản lý nợ sẽ cập nhật lại thơng tin trên hệ thống về phân loại nhĩm nợ ( gồm chỉ tiêu như phân loại nhĩm nợ, thời gian điều chỉnh, nguyên nhân điều chỉnh….)

Đối chiếu kiểm sốt dữ liệu hàng ngày

Hàng ngày, phịng Quản lý nợ kiểm tra đối chiếu và xác nhận các báo cáo tác nghiệp in từ hệ thống (nếu cĩ phát sinh). Trường hợp dữ liệu cĩ sai sĩt thì tiến hành điều chỉnh trên hệ thống. Trường hợp cĩ các khoản nợ hết thời gian thử thách, Phịng Quản lý nợ lập “Thơng báo tình trạng nhĩm nợ” gửi Phịng Khách hàng để cĩ sự xem xét đánh giá lại theo các điều kiện quy định. Nếu khách hàng khơng đáp ứng đủ điều kiện quy định, phải kéo dài thời hạn thử thách/hoặc các khoản nợ phải điều chỉnh nhĩm nợ do các nguyên nhân từ phía khách hàng mà các nguyên nhân đĩ đã được khắc phục thì Phịng Khách hàng lập “thơng báo tác nghiệp phân loại nợ” gửi Quản lý nợ để cập nhật hệ thống.

Cập nhật dữ liệu về phân loại nợ

Trước ngày làm việc cuối tháng, Phịng Quản lý nợ cập nhật giá trị tài sản bảo đảm vào hệ thống, đồng thời lập thơng báo về tình trạng nhĩm nợ gửi Phịng Khách hàng gồm:

- Tình trạng nhĩm nợ của khách hàng vay hợp vốn với tổ chức tín dụng khác

(VCB làm đầu mối/làm thành viên)

- Trường hợp khách hàng cĩ quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh VCB, áp

dụng nhĩm nợ theo mức khách hàng tương ứng với mức độ rủi ro cao nhất. Căn cứ thơng báo của Quản lý nợ, phịng Khách hàng thực hiện:

- Đối với khách hàng cĩ khoản vay hợp vốn mà VCB là đầu mối/thành viên,

phịng Khách hàng thơng báo kết quả phân loại nợ tại chi nhánh/hoặc chủ động thu thập thơng tin về phân loại nợ của khách hàng tại TCTD đầu mối và thống nhất kết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)