CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
2.3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CTNY TRÊN HOSE
2.3.5.2. Chậm trễ trong việc công bố thông tin và thiếu các quy định xử lý rõ ràng
Hoạt động công bố thông tin trên TTCK được quy định cụ thể tại Nghị định 144/NĐ-CP và Thông tư 57/2004/TT-BTC. Việc công bố thông tin của doanh nghiệp (DN) đến nhà đầu tư và các cổ đông là một khâu quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc công bố thông tin của các DN không đồng đều, có DN cơng bố rất tốt nhưng cũng có DN chưa coi trọng việc công bố thông tin đến các nhà đầu tư, và cơ quan quản lý chỉ nhắc nhở khi doanh nghiệp chậm công bố thông tin
khiến cho NĐT cảm thấy không được cơ quan quản lý bảo vệ. Điển hình là DVD chậm công bố Báo cáo thường niên năm 2010; Báo cáo tài chính kiểm tốn năm 2010 (Mẹ và Hợp nhất); Báo cáo tài chính quý 4 năm 2010 (Hợp nhất), quý 1 năm 2011 (Mẹ và Hợp nhất) và quý 2 năm 2011 (Mẹ); Báo cáo tình hình quản trị công ty quý 4 năm 2010, quý 1 năm 2011 và quý 2 năm 2011... nhưng HOSE cũng chỉ có cơng văn nhắc nhở mà khơng có một biện pháp chế tài mạnh nào để NĐT thận trọng hơn trong giao dịch CP này. Thậm chí, ngay cả khi tòa án chấp thuận cho mở thủ tục phá sản đối với DVD thì HOSE vẫn khơng hề hay biết. Và một số doanh
nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ
đông, đây là cách các hội đồng quản lý sử dụng cổ tức như một cách thức để xoa dịu
cổ đông trong khi công ty kinh doanh kém hiệu quả. Việc chia cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông, trái với Luật doanh nghiệp nhưng lại không bị xử lý. Việc này sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp, giảm khả năng huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu, giảm tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, tác giả trình bày những nội dung chính như sau:
- Thống kê về thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE giai
đoạn 2007 – 2010. Qua đó, cho thấy hình thức chi trả cổ tức được áp dụng đa dạng
nhưng chủ yếu vẫn là hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty niêm yết tập trung nhiều nhất ở mức từ 40% - 60%, tỷ lệ này là khó đảm bảo cho quá trình đầu tư mở rộng sản xuất để xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, cạnh tranh với các doanh nghiệp có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
- Tiếp theo, xây dựng mơ hình hồi quy kiểm định các nhân tố tác động đến chính
sách cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
đã cho thấy có 3 nhân tố tác động đến chính sách cổ tức và ba nhân tố khơng có mối
tương quan đến chính sách cổ tức (khơng có ý nghĩa thống kê). Trong 3 nhân tố tác
động đến chính sách cổ tức thì lợi nhuận là nhân tố tác động dương và mạnh nhất đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
- Cuối cùng, phân tích những bất cập nổi bật trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trong thời gian qua. Từ đó, các cơng ty sẽ có những đánh giá rõ ràng hơn về chính sách cổ tức hiện tại của cơng ty mình và có những định
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY XỰNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TỐI ƯU TRONG DOANH NGHIỆP
Qua khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các
doanh nghiệp niêm yết trên HOSE cho thấy chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chịu tác động bởi yếu tố lợi nhuận còn các yếu tố khác tác động khơng
đáng kể. Từ đó, dẫn đến những bất cập trong việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp
như đã trình bày ở chương 2. Nhằm khắc phục những bất cập trong việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trong thời gian vừa qua và góp phần giúp các cơng ty niêm yết nói riêng và các cơng ty cổ phần nói chung có những định hướng cho sự lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp trong tương lai, tôi xin đưa ra một số những gợi ý sau:
3.1. Cần đặc biệt chú trọng nhân tố lợi nhuận trong xây dựng chính sách cổ tức của cơng ty.
Qua phân tích cho thấy cổ tức và lợi nhuận có quan hệ chặt chẽ với nhau, và lợi nhuận là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Vì vậy khi xây dựng chính sách cổ tức phải căn cứ vào tình hình lợi nhuận của cơng ty. Nhưng trích với tỷ lệ bao nhiêu và phân chia dưới hình thức nào là tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và những thay đổi trong lợi nhuận tạm thời sẽ không tác động gì đến chi trả cổ tức vì cổ tức thường thay đổi theo sau những thay đổi trong lợi nhuận ổn định và kéo dài. Hiện tại, hai mơ hình trả lợi tức cổ phần phổ biến là mơ hình lợi tức cổ phần
ổn định và mơ hình lợi tức cổ phần thặng dư. Với mơ hình lợi tức cổ phần ổn định,
chính sách cổ tức ổn định đưa ra tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh của cơng ty. Nếu cơng ty có lợi nhuận ổn định thì nên xây dựng chính sách cổ tức ổn định, và sẽ tạo dựng hình ảnh tốt cho cơng ty nếu duy trì được. Với mơ hình lợi tức cổ phần thặng dư, lợi nhuận dành trả lợi tức chỉ là phần còn lại sau khi dành đủ lợi nhuận cho nhu cầu tái đầu tư hoặc trả nợ. Các doanh nghiệp nên sử dụng mơ hình này trong trường hợp cơng ty đang có nhiều cơ hội đầu tư, tăng trưởng tốt hơn đầu tư ra ngoài