Nguồn:http://seekingalpha.com/article/76046-global-ividend-yield-trends
Nếu chỉ xét các quốc gia thuộc thị trường mới nổi. Biểu đồ 1.3 cho thấy tỷ suất cổ tức các quốc gia thuộc thị trường mới nổi biến động mạnh hơn, mạnh nhất là các
quốc gia thuộc thị trường mới nổi khu vực Châu Âu có tỷ suất cổ tức biến động từ 0,5% đến 4,8%. Các quốc gia thuộc thị trường mới nổi khu vực Châu Á có tỷ suất cổ tức ổn định hơn.
Dividend yield
Hình 1.3 : Tỷ suất cổ tức các nước thuộc thị trường mới nổi
Nguồn: http://seekingalpha.com/article/76046-global-dividend-yield-trends
Xét tỷ suất cổ tức theo ngành, bảng 1.2 cho ta thấy được ngành có tỷ suất cổ tức cao nhất qua các năm là ngành dịch vụ khách hàng (trung bình 4,7%/năm trong 3 năm gần nhất). Đây là ngành mới và có nhiều tiềm năng phát triển. Thời gian vừa qua, do đặc điểm phát triển của nền kinh tế Việt Nam nên các cơng ty trong ngành tài chính, viễn thơng, ngân hàng là những cơng ty có tốc độ tăng trưởng đều và mạnh nhất nên tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty này luôn ở tỷ lệ rất cao. Nhưng ngành Dividend yield
nào phát triển cũng có lúc bão hịa. Vì vậy, các công ty cần phải xác định được
những định hướng phát triển dài hạn về ngành, những xu hướng phát triển trên thế giới để có những bước đi hợp lý trong đó có cả việc lựa chọn chính sách cổ tức.
Bảng 1.1 : Thống kê tỷ suất cổ tức phân theo ngành
(Nguồn : Merrill Lynch Global Research iQdatabase)
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
1.4.1. Một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
cổ tức và kết luận 3 điểm quan trọng:
- Các công ty đặt tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức mục tiêu bằng cách quyết định dựa trên tỷ lệ lợi nhuận mà họ sẵn sàng trả cổ tức trong dài hạn.
- Họ thay đổi cổ tức theo mục tiêu dài hạn và trong mức thay đổi lợi nhuận có thể chịu được, nhưng họ gia tăng cổ tức chỉ khi họ cảm thấy họ có thể duy trì
được những mức cổ tức cao hơn. Các công ty thường tránh cắt giảm cổ tức, mà cổ
tức lại phụ thuộc lợi nhuận.
- Các nhà quản lý thì quan tâm nhiều hơn đến sự thay đổi trong cổ tức hơn là
mức cổ tức.
Fama and Babiak (1968): cũng đi đến kết luận rằng cổ tức phụ thuộc vào lợi
nhuận bằng cách hồi quy những biến động cổ tức so với những biến động lợi nhuận. Họ cũng xác nhận kết luận của Lintner về mối quan hệ giữa cổ tức và lợi nhuận.
Lý thuyết “The Bird In The Hand” ( “Chú chim trong lòng bàn tay”:
Được đưa ra bởi Gordon và Walter (1963), hai ông kết luận rằng các nhà đầu tư
ln thích tiền mặt trong tay hơn là việc hứa hẹn tăng vốn trong tương lai vì sự thành bại của dự án mới trong tương lai vẫn cịn là một câu hỏi mở, do đó, cổ tức
được chia trong tương lai cho dù có lớn hơn nhưng rủi ro hơn (vì tính khơng chắc
chắn). Cổ tức tiền mặt làm giảm tính bất trắc của các cổ đông, cho phép họ chiết khấu lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp với một tỷ lệ thấp hơn, do đó làm tăng giá trị của doanh nghiệp, và ngược lại.
Lý thuyết “Catering” – Vấn đề hiệu ứng khách hàng:
Được đưa ra bởi Baker và Wurgler (2004), họ cho rằng các nhà quản lý quyết định
chính sách cổ tức phải quan tâm đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của
nhà đầu tư theo cách chi trả cổ tức ổn định nếu nhà đầu tư thuộc loại thích trả cổ tức và xem cổ tức như một phần phí bảo hiểm cho việc đầu tư của họ hoặc không trả cổ
tức nếu nhà đầu tư thuộc loại không cần cổ tức mà cần sự gia tăng vốn trong tương lai.
Lý thuyết “Signalling” – Vấn đề phát tín hiệu:
Được đưa ra bởi Bhattacharya (1980) và John Williams (1985), cho rằng cổ tức là
công cụ để xoa dịu vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người quản lý và cổ đông thơng qua việc nó đưa đến cho cổ đơng những thông tin nội bộ về triển vọng trong tương lai của công ty . Tương tự, Jensen và Meckling (1976), Easterbrook (1984) cũng đề cập đến vấn đề thông tin bất cân xứng và chí đại diện, cho rằng phần trăm vốn chủ sở hữu mà các nhà quản trị đang quản lý có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Tại sao các cổ đông thường yêu cầu mức cổ tức cao? Đó là do thị trường luôn tồn tại vấn đề thông tin bất cân xứng nên các cổ đông sẽ không tin tưởng các giám đốc có thể chi tiêu lợi nhuận giữ lại một cách thông minh, họ lo sợ rằng tiền sẽ được đầu tư vào các dự án liều lĩnh, rủi ro q cao chứ khơng phải là các dự án có khả năng sinh lợi với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông. Các nhà
ngghiên cứu cho rằng, gia tăng cổ tức khơng phải bởi vì các nhà đầu tư thích cổ tức mà bởi vì họ cho rằng như thế sẽ làm cho các giám đốc quản lý tốt hơn.
Lý thuyết chu kỳ kinh doanh:
Lease et al (2000), Fama and French (2001) cho rằng cơng ty nào cũng có chu kì kinh doanh của nó, chu kỳ kinh doanh gồm 5 giai đọan: khởi sự, tăng trưởng, phát triển, bão hịa và suy thối. Các ông cho rằng các công ty điều phải tuân theo một chu kỳ kinh doanh nhất định và quản trị doanh nghiệp cần phải tiếp cận những
khuyết tật của thị trường tương ứng với chu kỳ kinh doanh bao gồm vấn đề thuế, chi phí giao dịch và thơng tin bất cân xứng,... từ đó quyết định việc chi trả cổ tức phù hợp với giai đoạn của doanh nghiệp.
Harry and Linda DeAngelo and René M. Stulz (2006) đã kiểm chứng lý thuyết chính sách cổ tức phụ thuộc vào chu kỳ sống của công ty tại Mỹ bằng việc xem xét 25 cơng ty cơng nghiệp có tổng chi trả cổ tức lớn nhất năm 2002, chiếm 56,3% tổng cổ tức, là các công ty ở giai đoạn trưởng thành. Các công ty này chưa trả cổ tức suốt 1950
đến 2002. Các ơng giải thích ngun nhân là do chi phí đại diện và chi phí khác
của dịng tiền đã vượt quá lạm phát và chỉ giữ lại lợi nhuận đồng thời để tối đa hóa tài sản cho cổ đông.
D'Souza (1999), nghiên cứu mối liên hệ giữa vấn đề chi phí đại diện, rủi ro thị
trường, cơ hội đầu tư và chính sách cổ tức. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa chi
phí đại diện và rủi ro thị trường có mối quan hệ nghịch chiều đối với việc chi trả cổ tức, trong khi đó mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và cơ hội đầu tư đối với các công ty quốc tế trong mẫu khảo sát là nhỏ và không đáng kể.
Adaoglu (2000), đã tiến hành nghiên cứu về sự bất ổn trong chính sách cổ tức của
các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul (ISE), một nền kinh tế điển hình cho thị trường mới nổi bằng cách sử dụng mơ hình Lintner trên 916 mẫu quan sát thơng báo cổ tức của các công ty thuộc khu vực phi tài chính
được niêm yết trên ISE. Kết quả phân tích cho thấy rằng các cơng ty niêm yết trên
ISE đi theo chính sách cổ tức tiền mặt khơng ổn định và yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng cổ tức được chia chính là thu nhập của công ty.
DeAngelo et al (2004), Tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa chính sách cổ tức,
chi phí đại diện và lợi nhuận giữ lại. Kết quả cho thấy các khoản thanh tốn cổ tức có thể ngăn ngừa được mâu thuẫn trong vấn đề chi phí đại diện vì lợi nhuận giữ lại q nhiều có thể nảy sinh những quyết định liều lĩnh, không quan tâm đến các cơ
hội đầu tư tốt hơn nếu khơng có sự giám sát của các cổ đơng. Điều này cho thấy các cơng ty có lợi nhuận giữ lại cao đặc biệt thích chi trả cổ tức. Với quan điểm này, các công ty sẽ trả cổ tức cao nếu lợi nhuận giữ lại trên tổng vốn chủ sở hữu cao và giảm nếu tỷ lệ này giảm, và bằng 0 nếu tỷ lệ này tiến gần về 0. Cuối cùng nhận thấy rằng có mối liên kết đáng kể giữa quyết định chi trả cổ tức và lợi nhuận giữ lại trên tổng vốn chủ sở hữu, đồng thời quyết định chia cổ tức cũng chịu sự tác động bởi quy mô doang nghiệp, lợi nhuận, sự tăng trưởng, đòn cân nợ và lịch sử chi trả cổ tức.
Omet (2004), cũng sử dụng mơ hình của Lintner, khảo sát việc chia cổ tức của thị
trường vốn Jordan thông qua việc chạy dữ liệu biến phụ thuộc DPS năm hiện hành và 2 biến giải thích là EPS năm hiện hành và DPS năm trước. Phân tích thực hiện trên 44 công ty Jordan niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman (ASM). Kết quả cho thấy các cơng ty này tn theo chính sách cổ tức ổn định, DPS năm hiện hành phụ thuộc nhiều vào DPS năm trước hơn là EPS năm nay. Ngoài ra kết quả báo hiệu rằng thuế đánh trên cổ tức khơng có tác động đáng kể đến quyết định chia cổ tức của các công ty niêm yết.
Eriotis (2005), Khảo sát tác động của lợi nhuận được phân phối và quy mơ doanh
nghiệp đối với chính sách cổ tức của các cơng ty Hy Lạp. Ơng thấy các cơng ty Hy Lạp thiết lập chính sách cổ tức của họ khơng chỉ dựa trên thu nhập rịng được phân phối mà còn dựa trên những thay đổi trong cổ tức, sự thay đổi từ các khoản thu nhập năm ngối và quy mơ cơng ty. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng thu nhập được phân phối và quy mô doanh nghiệp được xem như là tín hiệu cho cổ tức các doanh nghiệp. Các cơng ty Hy Lạp cũng duy trì việc thanh toán cổ tức trrong dài hạn.
Naceur et al (2006), Tiến hành các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chính
sách cổ tức trên thị trường chứng khốn Tunisia. Họ chọn 48 cơng ty (khơng thuộc ngành tài chính) và kiểm tra xem liệu các cơng ty niêm yết có duy trì chính sách cổ tức ổn định hay không? Tỷ suất cổ tức có khác nhau giữa các ngành khơng? Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách cổ tức là hì?. Bằng cách sử dụng mơ hình
Lintner, họ kết luận rằng cổ tức chi trả tại các công ty ở Tunisia chủ yếu dựa vào khoản thu nhập hiện tại, cổ tức các năm trước và họ cũng nhận thấy rằng các công ty ở Tunisia đều giống như các công ty ở thị trường mới nổi khác đều không theo chính sách cổ tức ổn định. Ngồi ra, nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng các công ty lợi nhuận cao, thu nhập ổn định, dòng tiền lớn hơn có thể chi trả cổ tức cao hơn,
và doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cao sẽ thu hút vốn đầu tư nhiều hơn. Vấn đề tập trung quyền sở hữu không ảnh hưởng đến việc thanh toán cổ tức.
Amidu và Abor (2006), Tiến hành nghiên cứu về các yếu tố quyết định chính sách
cổ tức tại Ghana. Phân tích được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập
được từ báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán Ghana
(GSE) trong một thời gian sáu năm. Họ lấy tỷ lệ chi trả cổ tức là biến phụ thuộc, biến giải thích bao gồm: lợi nhuận, rủi ro, dòng tiền, thuế doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu, tăng trưởng doanh thu và giá thị trường trên giá trị sổ sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên GSE bị tác động bởi lợi nhuận, dòng tiền, tăng trưởng và cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
Anil và Kapoor (2008), Tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chính
sách cổ tức của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ thông tin niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Ấn Độ giai đoạn 2002- 2006. Biến phụ thuộc là tỷ lệ chi chi trả cổ tức, biến giải thích gồm: lợi nhuận, dịng tiền, thuế doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu và giá thị trường trên giá trị sổ sách(MTBV). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa dịng tiền và tỷ lệ thanh tốn cổ tức, cịn lợi nhuận, thuế doanh nghiệp, tăng trưởng doanh số bán hàng và MTBV có mối quan hệ khơng đáng kể với tỷ lệ thanh toán cổ tức. Điều này chỉ ra rằng , tính thanh khoản là một yếu tố quyết định quan trọng của tỷ lệ thanh toán cổ tức của các công ty trong ngành công nghệ thông tin.
Al-Kuwari (2009), Tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách
cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán các nước thuộc hội đồng hợp tác vùng vịnh GCC- Gulf Co-operation Council giai đoạn 1999-2003. Biến phụ thuộc là tỷ lệ chi chi trả cổ tức, biến giải thích gồm: sở hữu của chính phủ, lợi nhuận, dịng tiền, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, cơ hội tăng trưởng,
hệ tích cực và đáng kể đến quyền sở hữu của chính phủ, quy mơ doanh nghiệp (vốn hóa thị trường), lợi nhuận (ROE) nhưng tiêu cực đến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E). Điều này chỉ ra rằng , các công ty được liệt kê ở các nước GCC có chính
sách cổ tức không ổn định, luôn thay đổi và không chấp nhận một chính sách cổ tức mục tiêu dài hạn.
Gill, Biger và Tibrewala (2010), Tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp của Mỹ. Biến
phụ thuộc là tỷ lệ chi chi trả cổ tức, biến giải thích gồm: lợi nhuận, dịng tiền, thuế doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, giá thị trường trên giá trị sổ sách (MTBV) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu(D/E). Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các công ty trong ngành công nghiệp dịch vụ tỷ lệ thanh toán cổ tức bị tác động bởi lợi nhuận, tăng trưởng doanh số bán hàng, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Còn đối với các cơng ty sản xuất tỷ lệ thanh tốn cổ tức bị tác động bởi lợi nhuận, thuế, và giá thị trường trên giá trị sổ sách.
Nedina Mehmedovic (2011), Tiến hành nghiên cứu chính sách cổ tức của các cơng
ty Malaysia niêm yết giai đoạn 2006 – 2009. Họ xem xét mối quan hệ giữa tỷ lệ chi chi trả cổ tức, tỷ suất cổ tức với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE), tổng doanh thu (quy mô của cty), giá thị trường trên giá trị sổ sách(MTBV) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu(D/E), hệ số Beta doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rằng các công ty Malaysia niêm yết giai đoạn 2006 – 2009 theo chính sách cổ tức ít ổn định và thanh tốn cổ tức liên quan chặt chẽ với những thay đổi về thu nhập, nhưng họ không ngay lập tức bỏ qua cổ tức khi thu nhập giảm.
1.4.2. Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ chi trả cổ tức từ các nghiên cứu: cứu:
Bảng 1.2: Các nhân tố tác động đến tỉ lệ chi trả cổ tức được rút ra từ các nghiên cứu
Các nghiên cứu Nhân tố tác động
John Lintner (1956): Fama and Babiak (1968): Adaoglu (2000), DeAngelo et al (2004), Eriotis (2005), Naceur et al (2006), Amidu và Abor (2006), Al-Kuwari (2009), Gill, Biger và Tibrewala (2010),
Lợi nhuận
DeAngelo et al (2004), Eriotis (2005), Al-Kuwari (2009),
Nedina Mehmedovic (2011), Quy mô DeAngelo et al (2004), Amidu và Abor (2006), Gill, Biger
và Tibrewala (2010), Tăng trưởng
DeAngelo et al (2004), Al-Kuwari (2009), Gill, Biger và
Tibrewala (2010), Nedina Mehmedovic (2011), Đòn cân nợ Naceur et al (2006), Amidu và Abor (2006), Anil và Kapoor
(2008), Dòng tiền
Gill, Biger và Tibrewala (2010), Anil và Kapoor (2008), Nedina Mehmedovic (2011),
Giá trên giá trị sổ sách
Amidu và Abor (2006); Gill, Biger và Tibrewala (2010), Thuế Nedina Mehmedovic (2011), Rủi ro
Bảng 1.2 cho thấy, lợi nhuận là một trong những nhân tố chính tác động đến tỉ lệ chi trả