2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương 12,5 triệu đơ la Mỹ, và có tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (gọi tắt là Eximbank).
Đến thời điểm 31/12/2011 vốn điều lệ của Eximbank là 12.355 tỷ đồng. Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại tầng 8 - Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lƣới hoạt động
Cơ cấu tổ chức Eximbank bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Các Hội đồng, Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị; văn phòng Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc; giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, các Giám đốc khối và bộ máy chun mơn nghiệp vụ.
Tính đến ngày 31/12/2011, Eximbank có 08 Khối chức năng gồm 38 Phòng, Ban, Trung tâm; 203 đơn vị giao dịch gồm Sở Giao dịch 1, 40 Chi nhánh, 157 Phòng Giao dịch, 03 Điểm giao dịch, 01 Quỹ tiết kiệm; và 01 văn phòng đại diện tại Hà Nội. Eximbank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Eximbank
(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank 2011)
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Eximbank
Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ thể:
- Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân, tổ chức bằng VND, ngoại tệ. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của NHNN.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
- Mua bán ngoại tệ và vàng theo các phương thức giao ngay (Spot), kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swap) và quyền chọn tiền tệ (Option).
- Thanh tốn, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống Swift bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an tồn với các hình thức thanh tốn bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank V-TOP, thẻ Visa Debit,... Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB,... thanh toán qua mạng bằng thẻ.
- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước,... ).
- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư – tài chính – tiền tệ.
- Dịch vụ đa dạng về ngân hàng điện tử: Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking.
- Dịch vụ giữ hộ vàng.
- Các dịch vụ cùng với các tiện ích khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.1.4. Tình hình cạnh tranh của các NHTM trên thị trƣờng bán lẻ Việt Nam
Theo thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2011, cả nước có 5 NHTM Nhà nước, 38 ngân hàng TMCP, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi, 51 văn phịng đại diện ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, 1 Quỹ tín dụng Trung ương và 914 Quỹ tín dụng cơ sở.
Nhóm NHTM Nhà nước như Vietcombank, BIDV, Vietinbank xác định thị trường bán lẻ là tiêu điểm trong kế hoạch cổ phần hóa của họ sau năm 2010 bên cạnh việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán bn. Nhóm ngân hàng TMCP như VPBank, ACB, Techcombank, VIB thì đã chính thức bắt tay triển khai hàng trăm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngay từ những ngày đầu và có những thay đổi hình ảnh thương hiệu cho phù hợp với chiến lược mới. Một số ngân hàng nước ngồi với thế
mạnh là NHBL có kinh nghiệm hàng trăm năm trên thị trường thế giới đã thành lập ngân hàng con tại Việt Nam như Citibank, HSBC, Standard Chartered hay ANZ đều tuyên bố NHBL là mảng kinh doanh trọng tâm trong chiến lược phát triển dài hạn của mình.
Các chi nhánh/phòng giao dịch - kênh phân phối truyền thống của dịch vụ NHBL liên tục được mở rộng, trong khi đó, kênh phân phối hiện đại (giao dịch qua internet, điện thoại, tin nhắn) cũng phát triển mạnh vì các ngân hàng đã khơng ngại đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin. Không những vậy, các sản phẩm tài chính liên kết (dịch vụ ngân hàng kết hợp với bảo hiểm chẳng hạn như loại sản phẩm của mơ hình “bancassurance” – bán dịch vụ bảo hiểm thông qua ngân hàng) được triển khai ngày càng nhiều.
Như vậy, NHBL đang có đầy đủ những tiền đề để bùng nổ và sự cạnh tranh khốc liệt trong thời gian sắp tới.