Hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần TMXNK Thuận Thành. (Trang 36 - 41)

1.3 Sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.3.3 Hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp

1.3.3.1 Đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh là việc sử dụng các tài sản có chi phí cố định kinh doanh nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh ở mức cao thể hiện doanh nghiệp có địn bẩy kinh doanh lớn và ngược lại. Doanh nghiệp có địn bẩy kinh doanh cao thì một sự thay đổi nhỏ về doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Tuy nhiên, khi sử dụng địn bẩy kinh doanh ở mức cao thì sản lượng hịa vốn kinh tế cũng lớn, nên khi doanh thu giảm sút sẽ làm cho lợi nhuận trước lãi vay và thuế sụt giảm nhanh hơn và nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì sẽ thua lỗ nặng nề hơn.

Để đánh giá ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản, người ta sử dụng thước đo mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL): [1, tr. 253]

DOL = Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản lượng bán hàng

Q(P - V) =

Q(P - V) - F

F : Chi phí cố định kinh doanh (Khơng bao gồm lãi vay)

V : Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm

P : Giá bán đơn vị sản phẩm 1.3.3.2 Địn bẩy tài chính

Địn bẩy tài chính là việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suật lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần của công ty.

Mức độ sử dụng địn bẩy tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở hệ số nợ, doanh nghiệp có hệ số nợ càng cao thì có địn bẩy tài chính càng lớn và ngược lại. Việc sử dụng địn bẩy tài chính tạo ra khả năng tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhưng cũng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có mức dao động lớn hơn. Nếu số lợi nhuận trước lãi vay và thuế được tạo ra từ sử dụng vốn vay lớn hơn số lãi tiền vay phải trả thì nó làm tăng nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, ngược lại nó sẽ làm sụt giảm nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. [1, tr. 240]

NI D

ROE = hoặc ROE = [ROAE + (ROAE - i)] × (1 - t)

E E

E : Vốn chủ sở hữu

D : Vốn vay

i : Lãi suất vay vốn

Qua cơng thức trên ta có thể thấy rằng:

 Nếu ROAE > i, thì doanh nghiệp sử dụng càng nhiều vốn vay càng gia tăng nhanh được ROE. Trong trường hợp này, địn bẩy tài chính sẽ khuếch đại tăng ROE.

 Nếu ROAE < i, thì doanh nghiệp sử dụng càng nhiều vốn vay càng làm giảm nhanh ROE so với không sử dụng vốn vay

Trong trường hợp này, địn bẩy tài chính sẽ khuếch đại giảm ROE.

 Nếu ROAE = i, thì ROE đều bằng nhau trong tất cả các trường hợp sử dụng nhiều, sử dụng ít hay không sử dụng vốn vay và chỉ khác nhau về mức độ rủi ro tài chính.

Khi doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính sẽ tác động đến thu nhập trên một cổ phần (EPS), cụ thể:

 Nếu doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời của tài sản lớn hơn lãi suất tiền vay (ROAE > i) thì việc sử dụng địn bẩy tài chính sẽ làm gia tăng nhanh hơn thu nhập trên một cổ phần.

 Nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp giảm sút thì việc sử dụng địn bẩy tài chính sẽ làm sụt giảm nhanh hơn thu nhập trên một cổ phần và nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì cổ đơng sẽ phải gánh chịu thua lỗ nặng nề hơn.

Ngoài tác động đến thu nhập trên một cổ phần, việc sử dụng địn bẩy tài chính cịn tác động đến chi phí sử dụng vốn và giá cổ phần:

 Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay thì lãi tiền vay là một khoản chi phí hợp lý và được trừ vào thu nhập chịu thuế, khoản tiết kiệm thuế này làm cho chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn so với sử dụng các nguồn tài trợ khác. Nhưng khi sử dụng địn bẩy tài chính vượt q một giới hạn nào đó, nguy cơ mất khả năng thanh tốn của cơng ty sẽ tăng cao, rủi ro tài chính tăng mạnh và các nhà tài trợ vốn sẽ đòi hỏi một mức sinh lời cao hơn làm cho chi phí sử dụng vốn bình qn của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

 Việc sử dụng địn bẩy tài chính ở một mức độ có thể làm gia tăng thu nhập trên một cổ phần, khi đó các nhà đầu tư sẽ lạc quan hơn trước triển vọng của công ty và xu hướng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên. Nếu được sử dụng đúng đắn và hiệu quả , nó sẽ thúc đẩy q trình sinh lời tài sản mạnh mẽ. Nhưng nếu sử dụng quá mức sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình qn tăng lên, đồng thời rủi ro tài chính cũng tăng lên, khi đó giá cổ phiếu của cơng ty sẽ giảm.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của địn bẩy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) người ta sử dụng thước đo mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL): [1, tr. 249]

DFL =

Tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS)

=

Q(P - V) - F =

Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế

I : Lãi tiền vay phải trả

Q : Sản lượng sản phẩm tiêu thụ

P : Giá bán đơn vị sản phẩm

Q(P - V) - F - I EBIT - I

V : Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm 1.3.3.3 Đòn bẩy tổng hợp

Trong thực tế các doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp cả hai địn bẩy kinh doanh và tài chính trong nỗ lực gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, sự kết hợp cả hai đòn bẩy như vậy tạo ra đòn bẩy tổng hợp. Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp (DTL) được xác định theo công thức sau: [1, tr. 252]

Tỷ lệ thay đổi tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu (hoặc EPS) Q(P - V)

DTL = DOL × DFLDTL = =

Tỷ lệ thay đổi doanh thu tiêu thụ hay sản lượng tiêu thụ

Q(P - V) - F - I

Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp cho biết khi doanh thu tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi 1% thì tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (hoặc EPS) tăng lên hoặc giảm đi bao nhiêu phần trăm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần TMXNK Thuận Thành. (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w