Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần TMXNK Thuận Thành. (Trang 28 - 36)

1.3 Sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

1.3.2.1 Trong ngắn hạn

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau, sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá. Các chỉ tiêu thường được sử dụng là:

a) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:

Các chỉ tiêu này phản ảnh nguồn vốn tương ứng trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Đây là những chỉ tiêu phản ảnh gián tiếp hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu suất sử dụng vốn tương ứng càng cao và ngược lại. Các chỉ tiêu chủ yếu gồm:[1, tr.124]

BPji : Điểm gẫy của nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i

ACji : Tổng vốn huy động từ nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn ≤ i

Số vòng quay khoản phải thu

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ =

Khoản phải thu bình qn trong kỳ

Số vịng quay vốn lưu động

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ =

Vốn lưu động bình qn trong kỳ Số vịng quay

hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán trong kỳ =

Hàng tồn kho bình qn trong kỳ

Số vịng quay vốn cố định

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ =

Vốn cố định và dài hạn khác bình quân trong kỳ

Vịng quay tồn bộ vốn kinh doanh

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ =

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

b) Chỉ tiêu sinh lời

Là chỉ tiêu phản ảnh trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nó thể hiện ở số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn. Các chỉ tiêu chủ yếu gồm:

- Lợi nhuận kinh doanh: [1, tr. 126]

EBIT = ∑Doanh thu - ∑Chi phí khơng gồm lãi vay

EBT = ∑Doanh thu - ∑Chi phí

NI = (∑Doanh thu - ∑Chi phí)(1 - t) = EBT(1 - t)

EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

EBT : Lợi nhuận trước thuế

NI : Lợi nhuận sau thuế

t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (ROAE)

EBIT ROAE =

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, khơng tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA) [1, tr. 127]

NI ROA =

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ảnh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) [1, tr. 127]

NI ROE =

Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ảnh mỗi đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.

1.3.2.2 Trong đầu tư dài hạn

Để đi đến quyết định đầu tư thì vấn đề quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả đầu tư hay đo lường được hiệu quả của việc sử dụng vốn trong đầu tư, nó được biểu hiện trong quan hệ lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư. Để lựa chọn dự án đầu tư thì điều quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả kinh tế của dự án, tức là phải đánh giá được mức tiềm năng lợi nhuận của dự án. Có nhiều Phương pháp khác nhau được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, các phương pháp chủ yếu được sử dụng là:

a) Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)

Theo phương pháp này, tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đều phải quy về giá trị hiện tại theo một một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh giá trị hiện tại của khoản thu nhập và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. Cơng thức tính như sau:

NPV = n  t=1 CFt (1 + r)t - CFo [1, tr. 190]

CFt : Dòng tiền thuần đầu tư ở năm t CFo : Vốn đầu tư ban đầu của dự án

n : Vòng đời của dự án

r : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa

Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính NPV của dự án thường là chi phí sử dụng vốn, nó chính là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi. Giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư đem lại và đã tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. Do vậy, khi dự án có:[1]

 NPV < 0, thì dự án bị loại bỏ.

 NPV = 0, thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà có thể quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ dự án.

 NPV > 0, nếu dự án là độc lập thì được chấp nhận, còn nếu các dự án là loại trừ nhau và vịng đời bằng nhau thì sẽ chọn dự án có giá trị hiện tại thuần cao nhất.  Ưu điểm của phương pháp này là:

 Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.  Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau.

 Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế, đó là:  Khơng phản ảnh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.

 Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.

 Khơng thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.

b) Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)

Tỷ suất doanh lợi nội bộ là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của các khoản tiền thuần hàng năm do đầu tư mang lại trong tương lai bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là mức lãi suất chiết khấu làm cho NPV của khoản đầu tư bằng 0. Nó được xác định thơng qua cơng thức sau: [1, tr. 193]

o n CFt  n t = CFo hoặc NPV = CFt - CF = 0 t t=1 (1 + IRR) t=1 (1 + IRR)

CFt : Dòng tiền thuần đầu tư ở năm t

Trong đó:

CFo : Vốn đầu tư ban đầu của dự án

n : Vòng đời của dự án

Khi đã xác định được IRR của dự án, việc lựa chọn dự án được thực hiện dựa trên cơ sở so sánh IRR với chi phí sử dụng vốn cho dự án (r), theo đó:

 Nếu IRR < r, thì dự án bị loại bỏ.

 Nếu IRR = r, thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.

 Nếu IRR > r, khi dự án là độc lập thì được chấp nhận, cịn khi các dự án là loại trừ nhau thì sẽ chọn dự án có IRR cao nhất.

 Phương pháp này có ưu điểm là:

 Cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.

 Cho phép so sánh được mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn, thấy được mối liên hệ giữa huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư.

 Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế:

 Trong phương pháp này, thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với IRR của dự án, điều này không thật phù hợp với thực tế nhất là đối với dự án có IRR ở mức cao.

 Khơng chú trọng đến quy mơ vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì IRR thường cao đối với những dự án có quy mơ nhỏ.

 Một dự án có thể có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần, việc áp dụng phương pháp IRR trong trường hợp này có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn dự án.

c) Phương pháp chỉ số sinh lời (PI)

Chỉ số sinh lời được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập từ dự án và vốn đầu tư ban đầu của dự án. Nó cho biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra thực hiện dự án sẽ sinh thêm bao nhiêu lợi nhuận cho nhà đầu tư khi đã tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. Chỉ số này được xác định thông qua công thức sau: [1, tr.198]

CFt : Dòng tiền thuần đầu tư ở

năm t

CFo : Vốn đầu tư ban đầu của dự

án

Khi đã xác định được chỉ số PI của dự án, việc lựa chọn dự án được thực hiện như sau:

 Nếu PI < 1, dự án bị loại bỏ.

 Nếu PI = 1, thì tuy theo điều kiện cụ thể có thể chấp nhận hoặc loại bỏ dự án.  Nếu PI > 1, khi dự án là độc lập thì được chấp nhận cịn khi các dự án là loại trừ nhau thì dự án có PI cao nhất được giữ lại.

n  t=1 CFt (1 + r)t PI = CFo

 Phương pháp này có ưu điểm là:

 Cho phép đánh giá khả năng sinh lời của dự án có tính đến yếu tố thời gian của tiền.

 Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập do dự án mang lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án.

 Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.

 Trong trường hợp vốn đầu tư bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp chỉ số sinh lời tỏ ra hữu hiệu.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có hạn chế là: khơng phản ảnh trực tiếp giá trị tăng thêm của dự án, vì thế nếu sử dụng phương pháp này để ra quyết định có thể dẫn đến những sai lầm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần TMXNK Thuận Thành. (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w