1.3 Sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.3.4 Cơ cấu nguồn vốn
Như đã trình bầy ở trên, để đáp ứng nhu cầu vốn, thông thường doanh nghiệp phải huy động sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Nhưng mỗi nguồn tài trợ lại có chi phí sử dụng khác nhau, vậy mức độ phối hợp giữa các nguồn tài trợ là bao nhiêu để đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp? Đó chính là quyết định về cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp, nó thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Đây là quyết định rất quan trọng bởi:
Cơ cấu nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.[1]
cổ phần và rủi ro tài chính của doanh nghiệp.[1]
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Nó được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: [1, tr. 237-238]
TỔNG SỐ NỢ Hệ số Nợ = TỔNG NGUỒN VỐN VỐN CHỦ SỞ HỮU Hệ vốn CSH = TỔNG NGUỒN VỐN
Một vấn đề quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là cần phải phối hợp sử dụng các loại vốn như thế nào để đảm bảo gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) đồng thời cũng phải đảm bảo sự an tồn tài chính cho doanh nghiệp, đó là việc phải tìm ra được một cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Điểm mấu chốt trong cơ cấu nguồn vốn của công ty là hệ số nợ. Việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn được dựa trên nền tảng đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro, nhưng với hệ số nợ cao lại đưa đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao cho vốn chủ; Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm giảm giá cổ phiếu, đồng thời tỷ suất sinh lời cao có khuynh hướng làm tăng giá cổ phiếu.
Vậy cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, qua đó tối đa hóa giá trị cơng ty hay giá cổ phiếu cơng ty. Từ đó cũng cho thấy, cơ cấu nguồn vốn tối ưu là cơ cấu nguồn vốn làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình qn của cơng ty.