Nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần TMXNK Thuận Thành. (Trang 42 - 50)

1.3 Sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.3.5 Nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp

1.3.5.1 Mơ hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mơ sản xuất kinh doanh nhất định, thường xun phải có một lượng vốn lưu động nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nợ phải thu khách hàng. Đây là TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường có những biến động, điều này làm nảy sinh nhu cầu vốn lưu động tạm thời, đây là nguồn vốn để hình thành lên những TSLĐ tạm thời. TSLĐ tạm thời là chênh lệch giữa tổng tài sản và tài sản thường xuyên. [1, tr. 300]

Tiền

Tổng tài

Hình 1.1 Thời gian

Trong việc tài trợ vốn kinh doanh cho doanh nghiệp, thông thường nhu cầu vốn thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn nhu cầu vốn lưu động tạm thời sẽ được đảm bảo bằng nguồn vốn lưu động tạm thời. Tuy nhiên, để tạo tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn người ta có thể sử dụng những mơ hình tài trợ khác. Có các mơ hình tài trợ phổ biến sau:

a) Mơ hình 1: tồn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng

nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. [1, tr. 301]

Tiền

Nhu cầu vốn TSLĐ tạm thời TSLĐ thường xuyên

TSCĐ Tài sản thường xuyên

TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm TSLĐ thường xuyên

Với mơ hình tài trợ này, doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an tồn cao, giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn. Tuy nhiên, mơ hình này chưa tạo ra được sự linh động trong việc tổ chức sử dụng vốn, từ đó có thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

b) Mơ hình 2: tồn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xun và một phần TSLĐ tạm

thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. [1, tr. 302]

Tiền

TSLĐ tạm thời

Nguồn vốn tạm

TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn thường TSCĐ

Hình 1.3 Thời gian

Với mơ hình tài trợ này, doanh nghiệp sẽ đảm bảo tốt hơn khả năng thanh tốn, mức độ an tồn cũng cao hơn so với mơ hình 1. Tuy nhiên, khi này doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn hơn để tài trợ cho hoạt động của mình, do vậy chi phí sử dụng vốn thường cao hơn do lãi suất vay trung và dài hạn thường cao hơn ngắn hạn.

c) Mơ hình 3: tồn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo

bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. [1, tr. 303]

Tiền TSLĐ thường xuyên Hình 1.4 TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm TSCĐ Nguồn vốn thường Thời gian

Với mơ hình tài trợ này, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn, chi phí sử dụng vốn được hạ thấp hơn do sử nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên khả năng gặp rủi ro tài chính sẽ cao hơn do áp lực thanh toán đẩy lên.

1.3.5.2 Nguồn tài trợ vốn của doanh nghiệp

Để cụ thể hóa những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của mình. Đây là nhiệm vụ của khâu tạo nguồn vốn hay huy động vốn. Việc huy động vốn có thể được thực hiện từ:

a) Nguồn vốn ngắn hạn, thường được huy động thơng qua các kênh sau:

Tín dụng nhà cung cấp: được thực hiện thông qua việc mua hàng trả chậm. Đây là nguồn tài trợ rất quan trọng, vì chi phí sử dụng vốn thường thấp và áp lực thanh tốn ít hơn so với vốn vay. Tuy nhiên đây chỉ là những nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, việc sử dụng nó cũng cần phải lưu ý bởi khi cấp tín dụng cho người mua thơng qua việc bán hàng trả chậm thì nhà cung cấp cũng đã cộng vào giá bán một khoản chi phí cho việc sử dụng vốn và thời hạn cấp vốn càng dài thì mức giá tăng thêm sẽ càng lớn.

Tín dụng ngân hàng: đây là nguồn tài trợ quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp gia tăng trong quá trình hoạt động với thời gian cho vay tối đa là 1 năm. Tuy nhiên, để tiếp cận được với khoản tín dụng này, doanh nghiệp phải chấp hành đầy đủ các quy định về tín dụng ngắn hạn, đồng thời khi nhận tài trợ từ nguồn vốn này doanh nghiệp cũng phải đối mặt với áp lực thanh tốn rất lớn.

Nợ phải trả có tính chu kỳ: bao gồm các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp nhà nước, đây là những khoản phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động nhưng chưa đến kỳ thanh tốn. Nó là nguồn tài trợ rất tốt cho doanh nghiệp bởi thường khơng phải trả chi phí và áp lực trong thanh tốn cũng khơng cao.

Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác: ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn trên, có thể sử dụng các nguồn khác để tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp như: bán nợ, chiết khấu thương phiếu, các khoản đặt cọc hay ứng trước tiền hàng của khách hàng, thanh lý tài sản đã khấu hao hết...

Đối với các nguồn tài trợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tiếp cận so với tín dụng dài hạn. Ngồi ra chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn so với sử dụng tín dụng dài hạn, đồng thời việc sử dụng tín dụng ngắn hạn cịn giúp cho doanh nghiệp tổ chức sử dụng vốn linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn các tài trợ ngắn hạn doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro lãi suất cao hơn, bởi lãi suất tín dụng ngắn hạn biến động nhiều hơn lãi suất dài hạn. Đồng thời rủi ro vỡ nợ cũng ở mức cao hơn do áp lực từ nghĩa vụ thanh tốn lãi vay và hồn trả gốc trong một thời gian ngắn. Việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dễ dẫn đến tình trạng tài chính căng thẳng, nhất là đối với những doanh nghiệp sử dụng cả nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.

b) Nguồn vốn dài hạn

Một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp là quyết định về đầu tư dài hạn, đây là việc sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong tương lai. Theo cách thông thường, nhu cầu vốn trong dài hạn sẽ được đáp ứng bởi các nguồn vốn dài hạn, các nguồn này gồm:

Các nguồn bên trong doanh nghiệp: là những nguồn vốn có thể huy động

được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp ngoài số vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu. Những nguồn này bao gồm: lợi nhuận để lại tái đầu tư, khoản khấu hao TSCĐ, thu nhập từ thanh lý TSCĐ... Thông thường, chỉ khi nào các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu dài hạn thì các doanh nghiệp mới phải huy động đến nguồn bên ngoài.

Các nguồn bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm các nguồn:

 Phát hành cổ phiếu thường: việc huy động vốn theo phương thức này sẽ giúp công ty tăng được vốn đầu tư dài hạn mà khơng phải có nghĩa vụ trả lợi tức cố định hay hoàn trả gốc theo kỳ hạn, đồng thời cũng làm tăng thêm vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính, từ đó làm tăng mức độ tín nhiệm cho cơng ty. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm quyền kiểm sốt cơng ty đối với những cổ đơng hiện hành, chi phí phát hành cổ phiếu thường lớn, khơng tận dụng lá chắn thuế như lãi vay do lợi tức cổ phần thường khi chi trả khơng được tính trừ vào thu nhập chịu thuế, điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với trái phiếu.

 Phát hành cổ phiếu ưu đãi: theo phương thức này công ty vừa huy động được vốn phục vụ cho đầu tư nhưng đồng thời cũng không phải chia sẻ quyền quản lý và kiểm sốt cơng ty với những cổ đơng mới. Ngồi ra cơng ty cũng khơng phải bắt buộc trả lợi tức cố định đúng hạn, không phải cầm cố hay thế chấp tài sản cũng như lập quỹ thanh toán vốn gốc… điều này khiến cho việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi linh hoạt, ít áp lực hơn trái phiếu. Tuy nhiên, việc huy động vốn bằng phương thức này vẫn không tận dụng được lá chắn thuế, đồng thời chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng trái phiếu do lợi tức cổ phiếu ưu đãi thường cao hơn lợi tức trái phiếu.

 Phát hành trái phiếu công ty: theo phương thức cho phép huy động được vốn mà không phải chia sẻ quyền kiểm sốt cơng ty, chi phí phát hành và lợi tức trái phiếu thường thấp hơn so với sử dụng cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Khi sử dụng trái phiếu thì lợi tức chi trả được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, do đó tận dụng được lá chắn thuế. Ngồi ra việc huy động vốn theo cách này giúp cho doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng trái phiếu sẽ làm tăng hệ số nợ, đi cùng với nó là cam kết phải thanh toán lợi tức và nợ gốc cố định đúng hạn, làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp.

 Vay dài hạn tại các NHTM và tổ chức tín dụng khác: lợi thế khi huy động vốn theo cách này là chi phí tài trợ thấp và tính linh hoạt cao, bởi khi vay vốn người vay sẽ trực tiếp thương lượng với nhà tài trợ nên chỉ phải chịu một khoản chi phí nhỏ cho các thủ tục tài trợ. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn tài trợ này thường phải trả chi phí sử dụng vốn cao, cùng với đó là sự hạn chế về các điều kiện tín dụng và sự kiểm soát của các nhà tài trợ.

 Th tài chính: sử dụng cơng cụ này giúp doanh nghiệp có thể huy động và sử dụng vốn vay mà không phải thế chấp tài sản, nhanh chóng đổi mới thiết bị cơng nghệ, từ đó nắm bắt được thời cơ trong kinh doanh. Ngồi ra, với phương thức tài trợ này có thể giúp doanh nghiệp hoãn thuế thu nhập do được phép khấu hao nhanh và chi phí khấu hao được tính thẳng vào chi phí hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với việc sử dụng hình thức tài trợ này, doanh nghiệp sẽ phải trả chi phí sử dụng vốn ở mức cao so với tín dụng thơng thường. Ngồi ra, bên đi thuê có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro về tài chính do thời gian thuê dài, không được phép hủy ngang hợp đồng…

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

TM-XNK THUẬN THÀNH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần TMXNK Thuận Thành. (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w