Chuẩn mực khơng đề cập tính khơng chắc chắn trong thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 49 - 53)

1 .3CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ THUẾ TNDN

2.3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ

2.3.1.2 Chuẩn mực khơng đề cập tính khơng chắc chắn trong thuế

Chúng ta biết rằng quy định về thuế thường không rõ ràng. Xác định nghĩa vụ thuế thường có tính khơng chắc chắn. Tính khơng chắc chắn phát sinh vì 2 lý do chính. Một là, một số vấn đề về thuế thường mang tính tranh cãi do văn bản thuế khơng rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Hai là, nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp phức tạp mà luật thuế chưa có quy định cụ thể.

Ví dụ, theo luật thuế Việt Nam, các khoản thưởng mang tính chất tiền lương cho nhân viên sẽ được khấu trừ cho thuế TNDN. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về thuế không đề cập như thế nào là “mang tính chất tiền lương”. Vì vậy, khi doanh nghiệp có một khoản thưởng theo tình hình hoạt động kinh doanh của cho nhân viên và xem đó là chi phí được khấu trừ, doanh nghiệp có rủi ro khoản chi phí này sẽ bị loại trừ khi cơ quan thuế kiểm tra/thanh tra thuế. Điều này có thể làm tăng thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp.

VAS 17 và IAS 12 chưa có quy định cụ thể cho hạch tốn tính khơng chắc chắn của thuế. VAS 17 và IAS 12 chỉ đề cập tính có khả năng xảy ra của tài sản thuế TNDN hoãn lại và một số trường hợp. Trong các trường hợp không phải tài sản thuế TNDN hỗn lại (ví dụ dự phòng một khoản thuế TNDN) thì cả 2 chuẩn mực khơng có hướng dẫn. Thêm vào đó, chuẩn mực lại thiếu hướng dẫn cách xác định tính có khả năng xảy ra. Điều này dẫn đến một số vấn đề bất cập trong việc ghi nhận, hạch toán thuế TNDN.

Các vấn đề trong việc ghi nhận

Trong việc ghi nhận, có 2 tồn tại trong IAS 12 làm người làm cơng tác kế tốn gặp khó khăn.

IAS 12 – đoạn 24 và VAS đoạn đề cập điều kiện “chắc chắn” (probable) khi ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại. Tài sản thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận cho các chênh lệch tạm thời được khấu trừ khi doanh nghiệp chắc chắn có đủ doanh thu trong tương lai khi các chênh lệch này hoàn nhập. Tương tự như vậy, các khoản lỗ chuyển qua các kỳ sau cũng chỉ ghi nhận tài sản thuế TNDN nếu chắc chắn trong tương lai có lợi nhuận đủ để chuyển lỗ. Cả 2 chuẩn mực có hướng dẫn điều kiện ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại. Tuy nhiên, các điều kiện này khơng cụ thể như thế nào là có

khả năng. Ví dụ khả năng xảy ra ở mức bao nhiêu thì có thể ghi nhận tài sản thuế TNDN hay không tiếp tục ghi nhận khoản thuế TNDN hoãn lại đã ghi nhận.

Đồng thời, khi tính thuế TNDN, doanh nghiệp thường chọn cách tính thuế cho một khoản mục chi phí, doanh thu có lợi cho doanh nghiệp (giảm thuế TNDN phải nộp). Như vậy, doanh nghiệp đã ghi nhận một khoản lợi ích. Tuy nhiên, trong khi luật thuế chưa rõ ràng, các khoản lợi ích này có thể bị truy hồi khi cơ quan thuế kiểm tra thuế, nghĩa là phát sinh một nghĩa vụ làm giảm lợi ích của doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp có cần ghi nhận nghĩa vụ này? Và làm thế nào để đo lường được nghĩa vụ ghi nhận? IAS 12 không đề cập đến vấn đề này.

Cách giải quyết trong thực tế

Một số ý kiến khác cho rằng có thể áp dụng IAS 8/VAS 29 – hướng dẫn về chính sách kế tốn, ước tính kế tốn trong đó có đoạn 322 nói cho với tính khơng chắc chắn tiềm tàng trong việc kinh doanh, một số doanh nghiệp có thể dựa trên phán đốn để phát triển và áp dụng chính sách kế tốn, nghĩa là trong trường hợp này, có thể dựa vào phán đốn của ban giám đốc trong việc hạch toán các khoản thuế TNDN hỗn lại có tính khơng chắc chắn. Các phán đốn này cần được hỗ trợ bằng các giải thích hợp lý và bằng chứng, nếu có thể. Vì vậy, một số doanh nghiệp đã sử dụng ý kiến chuyên gia thuế nếu có thể.

Để giải quyết tồn tại thứ 2, trên thực tế, một số ý kiến cho rằng có thể áp dụng IAS 37/VAS 18 về dự phòng để lập một dự phòng về thuế TNDN cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp có một khoản mục thuế khơng chắc chắn.

2

IAS 8 – Paragraph 8: As a result of the uncertainties inherent in the business world, many items in the financial statements cannot be valued accurately, but only estimated. The estimation process

Theo đó, một khoản dự phịng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện

sau:

a) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

b) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và

c) Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. Ví dụ, doanh nghiệp đã trích khấu hao một tài sản, giá trị USD30 trong 3 năm cho mục đích kế tốn và kê khai thuế TNDN của doanh nghiệp. Nhưng theo thuế, cơ quan Thuế có thể chấp nhận khấu hao trong 3 năm như của doanh nghiệp, nhưng cũng có khả năng điều chỉnh và buộc doanh nghiệp trích khấu hao trong 5 năm. Điều này có thể làm số thuế TNDN phải nộp của 3 năm đầu tăng lên. Giả sử dựa vào các thông tin về quy định thuế và cách xử lý thuế của cơ quan thuế trong thời gian gần đây, doanh nghiệp thấy rằng khả năng cơ quan thuế điều chỉnh khoản chi phí này là cao, dẫn đến khả năng khoản thuế phải trả tăng thêm là cao và thỏa mãn các điều kiện ghi nhận dự phịng. Doanh nghiệp sẽ trích lập dự phịng USD1 cho năm 1. [USD30/3 năm – USD30/5 năm)* 25% (giả sử thuế suất áp dụng cho suốt các năm)]

Tuy nhiên chúng ta cần chú ý là trong IAS 37 và VAS 18, 2 chuẩn mực này có loại trừ, khơng áp dụng cho dự phòng về thuế TNDN.

Như vậy, mặc dù trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn có cách để ghi nhận tính khơng chắc chắn trong thuế, khi VAS 17 và IAS 12 chưa có hướng dẫn rõ ràng thì việc áp dụng theo các chuẩn mực khác chỉ mang tính chất tình thế. Việc khơng hướng dẫn cụ thể tạo ra việc ghi nhận tài sản thuế TNDN dựa trên ước tính và có phần mang tính chủ quan của ban giám đốc doanh nghiệp,

người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Điều này gây ra tính khơng thống nhất khi áp dụng các ước tính khi lập báo cáo tài chính và từ đó, khả năng so sánh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác nhau (sử dụng các ước tính khác nhau) sẽ giảm sút.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)