Đặc điểm hành vidu lịch của du khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách tp hồ chí minh đối với điểm đến tp vũng tàu, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm của du khách

4.2.2 Đặc điểm hành vidu lịch của du khách

Để mô tả các đặc điểm hành vi du lịch của du khách, tác giả đã chọn các biến: số lần đi du lịch Vũng Tàu; lần gần nhất đi Vũng Tàu; lý do đi Vũng Tàu và cuối cùng là thời gian đi Vũng Tàu.

4.2.2.1 Số lần đi du lịch Vũng Tàu

Bảng 4.7: Bảng mô tả mẫu theo số lần đi du lịch Vũng Tàu STT Số lần đi Vũng STT Số lần đi Vũng Tàu Tần số Tỷ lệ % 1 Từ 1 đến 2 lần 75 24.9 2 Từ 3 đến 4 lần 90 29.9 3 Từ 5 lần trở lên 136 45.2 Tổng cộng 301 100

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Qua số liệu ở Bảng 4.7 cho chúng ta thấy: với 301 du khách được khảo sát thì phần lớn du khách đã đi Vũng Tàu từ 5 lần trở lên với tỷ lệ 45.2%, còn lại là du khách đi từ 3 đến 4 lần với tỷ lệ 29.9% và du khách đi từ 1 đến 2 lần với tỷ lệ 24.9%.

4.2.2.2 Lần gần nhất đi Vũng Tàu

Bảng 4.8: Bảng mô tả mẫu theo lần gần nhất đi Vũng Tàu STT Lần gần nhất đi STT Lần gần nhất đi Vũng Tàu Tần số Tỷ lệ % 1 Dưới 1 năm 210 69.8 2 Từ 1 đến 3 năm 75 24.9 3 Trên 3 năm 16 5.3 Tổng cộng 301 100

Với câu hỏi “Lần gần đây nhất Anh/Chị đi du lịch Tp.Vũng Tàu cách đây bao lâu?” thì có 210 du khách trả lời dưới 1 năm, chiếm tỷ lệ cao nhất với 69.8%, có 75 du khách trả lời từ 1 đến 3 năm, chiếm tỷ lệ 24.9% và cuối cùng, chỉ có 16 du khách trả lời trên 3 năm, chiếm tỷ lệ 5.3%.

4.2.2.3 Lý do đi Vũng Tàu

Bảng 4.9: Bảng mô tả mẫu theo lý do đi Vũng Tàu STT Lý do đi Vũng STT Lý do đi Vũng Tàu Tần số Tỷ lệ % 1 Biển sạch, đẹp 32 10.6 2 Vị trí gần TP.Hồ Chí Minh 176 58.5 3 Chi phí hợp lý 36 12.0

4 Thời gian thuận

lợi, linh hoạt 35 11.6

5 Khác 22 7.3

Tổng cộng 301 100

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Về Lý do chọn đi Vũng Tàu, ta có thể thấy được có 176 du khách đi Vũng Tàu vì có vị trí gần TP.Hồ Chí Minh (chiếm 58.8%), lý do được chọn nhiều tiếp theo là Chi phí hợp lý với 36 du khách trả lời (chiếm 12%), còn lại là các lý do: Thời gian thuận lợi, linh hoạt (chiếm 11.6%); Biển sạch, đẹp (chiếm 10.6%) và cuối cùng là lý do khác với 22 du khách trả lời, chiếm 7.3%.

4.2.2.4 Thời gian du khách đi Vũng Tàu

Bảng 4.10: Bảng mô tả mẫu theo thời gian đi Vũng Tàu STT Thời gian đi STT Thời gian đi

Vũng Tàu Tần số Tỷ lệ %

1 Cuối tuần 104 34.6

2 Lễ, Tết 31 10.3

3 Dịp hè 22 7.3

4 Khi có điều kiện

thuận lợi 144 47.8

Tổng cộng 301 100

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Qua số liệu bảng 4.10, với câu hỏi “Anh/Chị thường đi du lịch TP.Vũng Tàu vào thời gian nào?” thì có 144 du khách trả lời đi Vũng Tàu khi có điều kiện thuận lợi, chiếm tỷ trọng cao nhất với 47.8%, tiếp theo là vào dịp cuối tuần, chiếm tỷ trọng tương đối cao với 34.6%. Còn lại là thời gian đi vào dịp Lễ, Tết với 10.3% và thấp nhất là đi vào dịp hè với 7.3% du khách trả lời.

Như vậy, qua những thơng tin có được từ những thống kê mô tả mẫu ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng, mẫu của nghiên cứu này được khảo sát khơng có sự khác biệt lớn về giới tính, độ tuổi của mẫu chủ yếu trong khoảng từ 20 tuổi đến dưới 35 tuổi, chủ yếu là nhân viên văn phịng, cơng chức, viên chức và có thu nhập dưới 10 triệu đồng, có nơi cư trú trải khắp 21/24 quận, huyện của TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời, mẫu được thu thập chủ yếu từ những du khách thường xuyên đi Vũng Tàu (45.2% du khách đã đi trên 5 lần và 69.8% du khách có lần đi Vũng Tàu gần nhất là dưới 1 năm) với lý do chính là vì Vũng Tàu có vị trí gần TP.Hồ Chí Minh và họ có thể đi Vũng Tàu khi có điều kiện thuận lợi hoặc cuối tuần.

4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo các thuộc tính (hệ số Cronbach’s Alpha). Đánh giá độ tin cậy của thang đo là việc rất quan trọng và cần thiết trước khi phân tích hồi quy. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo. Đây là một phép kiểm định thống kê để xem xét các hệ số tương quan biến tổng. Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì sẽ bị loại và thang đo được chọn khi nó có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.

4.3.1 Nhân tố 1: Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất

Bảng 4.11: Thang đo nhóm nhân tố Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất: N = 8; Cronbach’s Alpha = 0.761

STT Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

1 TN1 0.450 0.738 2 TN2 0.310 0.769 3 TN3 0.465 0.738 4 TN4 0.462 0.736 5 TN5 0.518 0.726 6 TN6 0.561 0.716 7 TN7 0.521 0.725 8 TN8 0.435 0.741

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Thang đo nhân tố Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất gồm 8 biến quan sát, có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.761 lớn hơn 0.6 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên được giữ lại, trong đó nhỏ nhất là 0.310 (biến TN2) và lớn nhất là 0.561 (TN6).

Như vậy, thang đo nhân tố Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất đảm bảo độ tin cậy và các biến quan sát nhân tố này được tiếp tục sử dụng trong phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách tp hồ chí minh đối với điểm đến tp vũng tàu, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)