Kết luận chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách tp hồ chí minh đối với điểm đến tp vũng tàu, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 90)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

5.1 Kết luận chung

Dựa trên cơ sở một số nghiên cứu trước và các lý thuyết liên quan đến phân tích sự hài lịng của du khách, tác giả đề xuất mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP.Vũng Tàu bao gồm 5 nhân tố đó là: (1) Điều kiện thiên nhiên và điều kiện vật chất; (2) Môi trường; (3) Di sản và văn hóa; (4) Dịch vụ lưu trú; (5) Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí. Sau đó, tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi, khảo sát ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện thang đo và tiến hành phát bảng khảo sát để lấy ý kiến của du khách TP.HCM đối với điểm đến TP.Vũng Tàu. Dữ liệu sau khi thu thập và kiểm tra được mã hóa, nhập liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS 16. Quy trình phân tích được thực hiện qua các bước: phân tích mơ tả đặc điểm du khách TP.Hồ Chí Minh đã đi du lịch TP.Vũng Tàu; Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Phân tích tương quan, mơ hình hồi quy và kiểm đinh các giả thuyết.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP.Vũng Tàu và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố được thể hiện theo thứ tự giảm dần như sau:

(1) Dịch vụ lưu trú.

(2) Di sản, văn hóa và giải trí. (3) Dịch vụ ăn uống.

(4) Tài nguyên thiên nhiên. (5) Môi trường.

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này đã hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của du khách, một số khái niệm cơ bản của ngành du lịch, góp phần làm phong

Đồng thời, kết quả của nghiên cứu tiếp tục củng cố thêm sự phù hợp của mơ hình các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng du khách.

5.2 Một số kiến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lịng của du khách TP.Hồ Chí Minh đối với điểm đến TP.Vũng Tàu.

Bảng 5.1: Trung bình các biến quan sát các nhân tố

STT Nhân tố Giá trị trung bình

1 Dịch vụ lưu trú 3.55

2 Di sản, văn hóa và giải trí 3.54

3 Dịch vụ ăn uống 3.67

4 Tài nguyên thiên nhiên 3.37

5 Môi trường 3.13

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Qua dữ liệu trong bảng 5.1,với giá trị trung bình các thang đo nhân tố dao động từ 3.13 đến 3.67, cao hơn điểm giữa (3) nhưng chênh lệch không nhiều. Như vậy, du khách tương đối hài lòng với các điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất và dịch vụ của điểm đến TP.Vũng Tàu nhưng mức độ hài lòng chỉ trên mức trung bình. TP.Vũng Tàu cần cải thiện nhiều vấn đề để nâng cao sự hài lòng của du khách.

5.2.1 Dịch vụ lưu trú

Bảng 5.2: Trung bình các biến quan sát nhân tố Dịch vụ lưu trú

STT Biến quan sát Giá trị trung bình

1 LT2: Trang thiết bị, vật dụng trong cơ sở lưu trú

đầy đủ; 3.65

2 LT3: Chất lượng của các dịch vụ trong cơ sở lưu

trú đảm bảo; 3.56

STT Biến quan sát Giá trị trung bình 4 LT5: Mức giá cho thuê của cơ sở lưu trú hợp lý; 3.43 5 LT6: Nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú lịch

sự, nhiệt tình 3.52

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Chúng ta có thể thấy được nhân tố Dịch vụ lưu trú là nhân tố tác động mạnh

nhất đến sự hài lòng của du khách với hệ số bê ta chuẩn hóa bằng 0.307. Ngồi ra, giá trị trung bình của thang đo Dịch vụ lưu trú là 3.55, cao thứ hai sau nhân tố Tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, chúng ta có thể hiểu du khách đánh giá nhân tố Dịch vụ lưu trú

là nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng và mức độ thỏa mãn của họ ở mức khá cao so với các nhân tố còn lại. Tuy nhiên, từ dữ liệu bảng 5.2 cho thấy biến quan sát LT2: Trang thiết bị, vật dụng trong cơ sở lưu trú đầy đủ có giá trị trung bình cao

nhất (3.65), biến LT5: Mức giá cho thuê của cơ sở lưu trú hợp lý có giá trị trung bình

thấp nhất (3.43) và 3 biến cịn lại có giá trị trung bình tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu khá phù hợp với thực tế. Thực tế cho thấy, TP.Vũng Tàu thường xuyên xảy ra tình trạng chặt chém du khách, đặc biệt là giá phòng nghỉ tăng cao gấp 3-4 so với bình thường. Chính vì vậy, muốn nâng cao sự hài lòng của du khách, Tp.Vũng Tàu cần phải:

− Kiểm soát được giá cho thuê phòng nghỉ của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.

− Ban hành các quy định về việc niêm yết công khai giá cả thuê phòng đầy đủ, rõ ràng. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú phải đăng ký giá dịch vụ lưu trú với các cơ quan chức năng và mức giá đăng ký phải tương xứng với tiêu chuẩn, quy cách và chất lượng dịch vụ của cơ sở.

ánh, cơ quan chức năng cần xử lý triệt để, có thể áp dụng biện pháp công khai tên các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định.

− Thường xuyên thành lập đồn kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, đặc biệt vào các cuối tuần, Lễ, Tết.

− Chấp hành nghiêm chỉnh cơng tác xử phạt hành chính, tránh xảy ra tình trạng du di, “giơ cao đánh khẽ”.

− Tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú chấp hành nghiêm các quy định khi hoạt động kinh doanh và văn hóa kinh doanh du lịch.

− Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần trang bị thiết bị, vật dụng đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký và cung cấp đầy đủ, đảm bảo chất lượng các dịch vụ cần thiết cho khách hàng.

− Đào tạo nhân viên lễ tân, vệ sinh phòng, nhân viên phục vụ…kỹ năng giao tiếp.

5.2.2 Di sản, văn hóa và giải trí

Bảng 5.3: Trung bình các biến quan sát nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí

STT Biến quan sát Giá trị trung bình

1 DS1: Có nhiều các di tích lịch sử, văn hóa,…để

tham quan, tìm hiểu; 3.41

2 DS2: Có khu phố đi bộ; 3.54

3 DS3: Có nhiều chợ hải sản tươi sống, chợ hải sản

đêm; 3.91

4 DS4: Có tổ chức nhiều lễ hội; 3.40

5 AU5: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà lưu

niệm phong phú, đa dạng; 3.51

6 AU6: Có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đặc

sắc. 3.45

Đối với nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí, đây là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến sự hài lòng của du khách với hệ số bê ta chuẩn hóa bằng 0.248 nhưng giá trị trung bình thang đo chỉ đứng thứ 3. Trong các biến quan sát nhân tố Di sản, văn hóa và

giải trí thì biến DS3: Có nhiều chợ hải sản tươi sống, chợ hải sản đêm được đánh giá

cao nhất với giá trị trung bình là 3.91 và thấp nhất là biến DS4: Có tổ chức nhiều lễ hội với giá trị trung bình là 3.4. Kết quả trên cho thấy, du khách hài lòng chưa cao về nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí của điểm đến TP.Vũng Tàu. Để nâng cao hơn sự hài lòng của du khách, tác giả đề xuất một số giải pháp:

− Quảng bá, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa của TP.Vũng Tàu. Ngồi ra, cần đổi mới các hoạt động, duy tu sửa chữa, đa dạng hóa các dịch vụ tại các di tích lịch sử, văn hóa…

− Đa dạng hóa các lễ hội, tổ chức các lễ hội mới, đặc thù nhằm tạo thương hiệu riêng cho TP.Vũng Tàu;

− Đổi mới, sáng tạo trong công tác tổ chức lễ hội, tránh rập khuôn, gây nhàm chán cho du khách;

− Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các lễ hội của địa phương, đa dạng các hình thức quảng bá để nhiều người biết đến và thu hút du khách.

− Tổ chức thêm nhiều điểm vui chơi giải trí, đa dạng các hoạt động vui chơi về đêm.

− Công tác quy hoạch, sắp xếp tổ chức chợ đêm cần hợp lý, tạo điều kiện cho du khách dễ dàng tiếp cận và tham gia.

− Đa dạng các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, các sản phẩm truyền thống. Thống nhất về giá cả và có bảng niêm yết rõ ràng, công khai.

5.2.3 Dịch vụ ăn uống

Nhân tố Dịch vụ ăn uống tác động mạnh thứ ba đến sự hài lòng của du khách

nhất. Như vậy, chúng ta có thể thấy được đây là nhân tố làm cho du khách hài lòng nhất đối với điểm đến TP.Vũng Tàu.

Bảng 5.4: Trung bình các biến quan sát nhân tố Dịch vụ ăn uống

STT Biến quan sát Giá trị trung bình

1 AU1: Có nhiều cơ sở phục vụ ăn uống; 3.85

2 AU2: Các món ăn, thức uống trong các nhà hàng,

quán ăn đa dạng, ngon; 3.83

3 AU3: Giá cả món ăn, thức uống hợp lý; 3.34

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Từ bảng kết quả 5.4 cho thấy, biến quan sát AU1: Có nhiều cơ sở phục vụ ăn uống, được du khách đánh giá cao nhất (giá trị trung bình bằng 3.85) và AU3: Giá cả món ăn, thức uống hợp lý được đánh giá thấp nhất (3.34) nhưng vẫn cao hơn điểm

giữa. Như vậy, TP.Vũng Tàu được du khách đánh giá là có nhiều các quán ăn, nhà hàng nhưng giá cả các món ăn, thức uống chưa tạo được sự hài lòng cao cho du khách. Để nâng cao sự hài lòng du khách, TP.Vũng Tàu cần phải:

− Xây dựng và bảo vệ thương hiệu món ăn đặc sản của Vũng Tàu, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu…

− Niêm yết giá công khai, rõ ràng tại các nhà hàng, quán ăn; .

− Cơng khai đường dây nóng ở vị trí dề nhìn để hạn chế tình trạng “chặt chém”.

− Thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh ăn uống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

− Tuyền truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến ngành ăn uống cho giám đốc doanh nghiệp, chủ cơ sở…để nâng cao ý thức, nhận thức và văn hóa kinh doanh.

5.2.4 Tài nguyên thiên nhiên

Nhân tố Tài nguyên thiên nhiên tác động mạnh thứ tư đến sự hài lòng của du khách với hệ số bê ta chuẩn hóa bằng 0.140 nhưng giá trị trung bình thang đo ở vị trí áp chót (bằng 3.37) . Ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đối với sự hài lịng khơng cao và mức độ hài lòng của du khách đối với nhân tố này cũng khá thấp.

Bảng 5.5: Trung bình các biến quan sát nhân tố Tài nguyên thiên nhiên

STT Biến quan sát Giá trị trung bình

1 TN1: Thắng cảnh tự nhiên, bãi tắm đẹp; 3.47

2 TN2: Nước biển sạch; 2.85

3 TN3: Khoảng cách giữa các điểm du lịch của

Vũng Tàu gần nhau. 3.81

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Từ dữ liệu của bảng 5.5, chúng ta có thế thấy được biến quan sát có giá trị trung bình thấp nhất là biến TN2: Nước biển sạch với (giá trị trung bình là 2.85), thấp hơn điểm giữa 3. Như vậy, để nâng cao sự hài lòng của du khách đối với nhân tố này, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

− Thành lập các đội vệ sinh môi trường bãi biển, thường xuyên tổ chức đi thu dọn rác trên bờ, hạn chế tối đa tình trạng rác trơi xuống biển.

− Tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ mơi trường biển, giữ gìn vệ sinh bãi biển, bỏ rác đúng nơi quy định….

− Có biện pháp chế tài, xử phạt nặng đối với các cá nhân, tổ chức không chấp hành quy định, gây ô nhiễm môi trường biển.

− Tổ chức tốt các đội xử lý sự cố môi trường biển như dầu trôi vào bờ, tảo phát triển mạnh….

− Đoàn thanh niên tỉnh phối hợp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề,… thường xuyên tổ chức các chương trình tình nguyện làm sạch bờ biển, dọn dẹp rác…

5.2.5 Mơi trường

Bảng 5.6: Trung bình các biến quan sát nhân tố Mơi trường

STT Biến quan sát Giá trị trung bình

1 MT3: Công tác quản lý người bán hàng rong, ăn

xin…tốt; 3.17

2 MT4: Nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch

đầy đủ; 3.15

3 MT5: Nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch

sạch sẽ; 2.98

4 MT6: Vệ sinh môi trường tại điểm du lịch tốt,

sạch sẽ. 3.24

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

Nhân tố Môi trường tác động yếu nhất đến sự hài lòng của du khách với hệ số bê ta chuẩn hóa bằng 0.117 và giá trị trung bình thang (bằng 3.13) cũng thấp nhất. Dựa vào kết quả của bảng 5.6, chúng ta có thể thấy vấn đề du khách quan tâm nhưng Tp.Vũng Tàu làm chưa tốt đó là vấn đề nhà vệ sinh cơng cộng. Ngồi ra, du khách cũng đánh giá công tác quản lý người bán hàng rong, ăn xin cũng chưa thực sự tốt. Để nâng cao sự hài lòng của du khách đối với nhân tố Môi trường, TP.Vũng Tàu nên:

− Trang bị đầy đủ nhà vệ sinh công cộng tại các điểm vui chơi, giải trí.

− Cơng tác vệ sinh nhà vệ sinh công cộng phải thực hiện tốt.

− Thành lập, liên kết với các trung tâm bảo trợ xã hội để có phương án đưa người ăn xin vào các trung tâm đó.

− Tổ chức các khu vực bán hàng tập trung (chợ hải sản, chợ thủ công mỹ nghệ…) để hạn chế tình trạng người bán hàng rong chèo kéo, đeo bám gây khó chịu khách du lịch.

− Thành lập đường dây nóng và các lực lượng liên ngành xử lý tình trạng ăn xin, hàng rong…

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù tác giả đã cố gắng thực hiện và hồn thiện nhất có thể để nghiên cứu có những đóng góp đúng đắn trong việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nhưng vẫn còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, về cách thức chọn mẫu, do thời gian có hạn nên tác giả đã chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Chính vì vậy, dàn mẫu thu thập được chưa đa dạng về ngành nghề nên tính đại diện chưa thực sự cao. Vì vậy, nghiên cứu tiếp theo cần chọn dàn mẫu có ngành nghề đa dạng hơn.

Thứ hai, đối tượng nghiên cứu là du khách nội địa. Trong khi đó, TP.Vũng Tàu hàng năm cũng đón một lượng du khách nước ngồi nhất định. Những nghiên cứu tiếp theo cần khảo sát thêm các đối tượng là du khách nước ngồi để có cái nhìn tổng qt hơn và đạt hiệu quả thống kê hơn.

Thứ ba, hệ số R2 hiệu chỉnh của mơ hình chỉ đạt 0.626, mơ hình giải thích được 62.6% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Điều này thể hiện rằng vẫn còn các nhân tố khác ảnh hướng đến sự hài lòng của du khách. Các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng và kiểm tra sự ảnh hưởng các yếu tố khác đối với sự hài lịng.

Tóm tắt chương 5

Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng dựa trên cơ sở các đánh giá của du khách. Ngoài ra, một số hạn chế của nghiên cứu cũng được nêu trong chương này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo nước ngoài:

1. Barbara Puh, Ph. D., 2014. Destination Image and Tourism Satisfaction: The Case of a Mediterranean Destination. Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol 5

No 13: 538-544.

2. Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie, 2009. Tourism: Principles, Practices, Philosophies. 11th ed, New Jersey: John Wiley & Sons, Inc)

3. Cronin, J. J., & Taylor, S. A.,1992. Measuring service quality: A reexamination

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách tp hồ chí minh đối với điểm đến tp vũng tàu, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 90)