CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.2 Một số giải pháp
5.2.2 Di sản, văn hóa và giải trí
Bảng 5.3: Trung bình các biến quan sát nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí
STT Biến quan sát Giá trị trung bình
1 DS1: Có nhiều các di tích lịch sử, văn hóa,…để
tham quan, tìm hiểu; 3.41
2 DS2: Có khu phố đi bộ; 3.54
3 DS3: Có nhiều chợ hải sản tươi sống, chợ hải sản
đêm; 3.91
4 DS4: Có tổ chức nhiều lễ hội; 3.40
5 AU5: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà lưu
niệm phong phú, đa dạng; 3.51
6 AU6: Có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đặc
sắc. 3.45
Đối với nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí, đây là nhân tố tác động mạnh thứ hai đến sự hài lòng của du khách với hệ số bê ta chuẩn hóa bằng 0.248 nhưng giá trị trung bình thang đo chỉ đứng thứ 3. Trong các biến quan sát nhân tố Di sản, văn hóa và
giải trí thì biến DS3: Có nhiều chợ hải sản tươi sống, chợ hải sản đêm được đánh giá
cao nhất với giá trị trung bình là 3.91 và thấp nhất là biến DS4: Có tổ chức nhiều lễ hội với giá trị trung bình là 3.4. Kết quả trên cho thấy, du khách hài lòng chưa cao về nhân tố Di sản, văn hóa và giải trí của điểm đến TP.Vũng Tàu. Để nâng cao hơn sự hài lòng của du khách, tác giả đề xuất một số giải pháp:
− Quảng bá, giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa của TP.Vũng Tàu. Ngồi ra, cần đổi mới các hoạt động, duy tu sửa chữa, đa dạng hóa các dịch vụ tại các di tích lịch sử, văn hóa…
− Đa dạng hóa các lễ hội, tổ chức các lễ hội mới, đặc thù nhằm tạo thương hiệu riêng cho TP.Vũng Tàu;
− Đổi mới, sáng tạo trong công tác tổ chức lễ hội, tránh rập khuôn, gây nhàm chán cho du khách;
− Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các lễ hội của địa phương, đa dạng các hình thức quảng bá để nhiều người biết đến và thu hút du khách.
− Tổ chức thêm nhiều điểm vui chơi giải trí, đa dạng các hoạt động vui chơi về đêm.
− Công tác quy hoạch, sắp xếp tổ chức chợ đêm cần hợp lý, tạo điều kiện cho du khách dễ dàng tiếp cận và tham gia.
− Đa dạng các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, các sản phẩm truyền thống. Thống nhất về giá cả và có bảng niêm yết rõ ràng, công khai.