Các yếu tố thuộc về cơ quan Hải quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 25)

2.2.3 .QLRR trong lĩnh vực Hải quan

2.2.5.4. Các yếu tố thuộc về cơ quan Hải quan

Chất lượng nguồn nhân lực: cơng chức Hải quan có trình độ chun mơn tốt,

sử dụng thành thạo nghiệp vụ Hải quan, có thái độ tận tâm với cơng việc, được bố trí vào các nhiệm vụ phù hợp với chun mơn, có cơ chế ln chuyển hợp lý. Bên cạnh đó là đơn vị sử dụng có kế hoạch đào tạo, tập huấn theo hướng chuyên trách, chuyên sâu là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện QLRR.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Có thể nói khơng thể thực hiện QLRR mà không áp dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại. QLRR thực hiện kỹ thuật thu thập, phân tích thơng tin sâu, kỹ thuật xử lý thông tin thông qua các quy định và lập trình tiêu chí rủi ro để hệ thống tự xử lý mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp để đưa ra biện pháp quản lý tương ứng. Do vậy, hệ thống mạng máy tính, đường truyền, hệ thống máy trạm là các thiết bị không thể thiếu, là công cụ giúp công chức Hải quan thực hiện phương pháp QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tốc độ xử lý và chất lượng thực hiện QLRR phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất được trang bị.

Quy trình QLRR: Đây là yếu tố quan trọng để thực hiện QLRR,cần có quy trình QLRR thống nhất, xây dựng đầy đủ các bước thực hiện, phân định rõ trách nhiệm của từng khâu. Xây dựng được bộ tiêu chí QLRR đối với hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu đầy đủ, rõ ràng. Các bộ phận của cơ quan hải quan cần thực hiện thu thập đầy đủ thơng tin, phân tích, đánh giá và xử lý kết quả QLRR thống nhất nhằm đảm bảo các tiêu chí đánh giá hiệu quả QLRR do tổ chức hải quan thế giới hướng dẫn, quy định.

2.2.5.5. Các yếu tố thuộc về Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có hoạt động XNK là một trong những đối tượng quản lý của cơ quan Hải quan. Do vậy, số lượng DN, đặc điểm và tính chất của DN ảnh hưởng đến kỹ thuật quản lý của cơ quan Hải quan. Ở những quốc gia DN có mức tuân thủ cao sẽ thuận lợi cho cơ quan quản lý. Ngược lại, DN có mức tuân thủ pháp luật thấp, đạo đức kinh doanh không được xem trọng, chỉ lợi dụng những kẽ hở để thực hiện các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại nhằm trốn thuế sẽ gây khó khăn rất lớn cho cơ quan quản lý, nhất là khi áp dụng QLRR sẽ khó kiểm sốt được nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trước sự gia tăng về số lượng của các DN hoạt động XNK có quy mơ khác nhau, kinh doanh các chủng loại mặt hàng ngày càng đa dạng là một thách thức lớn cho cơ quan quản lý, đòi hỏi cơ quan Hải quan phải áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác nhau thơng qua thu thập thơng tin, phân tích thơng tin, sàng lọc và phân loại đối tượng để quản lý phù hợp. Phương pháp QLRR nhằm khuyến khích các DN có mức tuân thủ tốt, hướng DN nâng cao mức tuân thủ để nhận được nhiều chế độ, chính sách đãi ngộ trong thủ tục Hải quan và thời gian ân hạn thuế XNK. Mặt khác, siết chặt quản lý các đối tượng trọng điểm để kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro.

2.2.5.6. Các yếu tố thuộc về thị trường

Thị trường thế giới hiện nay có nhiều biến động, xu thế tồn cầu hóa buộc các nước phải gia tăng hợp tác với nhau trong lĩnh vực Hải quan dẫn đến QLRR ngày càng được chú trọng và không ngừng phát triển để bắt kịp với sự phát triển của thương mại quốc tế. Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do là một nhân tố ảnh hưởng tích cực khuyến khích hải quan các nước áp dụng kỹ thuật QLRR. Bởi vì trong khu vực mậu dịch tự do, các nước đồng ý để loại trừ thuế quan, hạn ngạch và ưu đãi trong trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Khi một nước tiến hành áp dụng QLRR vào hoạt động Hải quan thì bắt buộc các nước cịn

lại cũng phải thực hiện.

2.3. Lược khảo những cơng trình nghiên cứu có liên quan 2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Quách Đăng Hòa (2007) với đề tài : “Nghiên cứu xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của Ngành Hải quan” . Đề tài nghiên cứu sâu về hồ sơ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, đây là lĩnh vực hẹp của công tác QLRR nhưng lại là yếu tố quan trọng, bởi vì cơng tác QLRR đưa ra kết quả phân tích rủi ro dựa vào thơng tin, dữ liệu thu thập được trong các hồ sơ rủi ro. Thơng tin có đầy đủ thì mới cho ra được kết quả có độ chính xác cao. Do vậy, trên cơ sở lý thuyết về QLRR của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), tham khảo kinh nghiệm thực tiễn xây dựng hồ sơ rủi ro của một số quốc gia, tác giả đã đưa ra đề xuất phương pháp xây dựng hồ sơ QLRR cho Hải quan Việt Nam trong giai đoạn đầu áp dụng QLRR.

Quách Đăng Hòa (2008) với đề tài “giải pháp triển khai đánh giá mức độ tuân thủ của DN xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực quản lý Hải quan. Một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của việc áp dụng các nguyên tắc QLRR vào hoạt động của hải quan là đánh giá tuân thủ bởi rủi ro trong lĩnh vực Hải quan là “nguy cơ không tuân thủ pháp luật Hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, q cảnh”. Trên cơ sở một số cơng trình nghiên cứu khoa học nước ngoài và kinh nghiệm quản lý tuân thủ pháp luật hải quan của một số nước. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng quản lý tuân thủ của Việt Nam và đề xuất các giải pháp đánh giá tuân thủ phù hợp với tình hình thực tế áp dụng tại Việt Nam. Đánh giá đúng mức độ tuân thủ của DN xuất nhập khẩu giúp cơ quan Hải quan áp dụng phương pháp quản lý thích hợp và cũng nhằm khuyến khích các DN chấp hành tốt pháp luật để được hưởng những ưu đãi về thuế và thủ tục theo quy định.

Nguyễn Thị Phương Huyền (2008) với bài viết “QLRR trong kiểm tra Hải quan : những vấn đề cơ bản”đăng trong tạp chí Nghiên cứu tài chính kế tốn. Tác giả nhấn mạnh những lợi ích của việc QLRR trong kiểm tra hải quan như phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, tăng nguồn thu ngân sách, nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật của DN. Bên cạnh đó tác giả cũng đề cập đến cần nâng cao nhận thức

của cán bộ Hải quan, cần thành lập các đơn vị chuyên trách về QLRR để việc thực

hiện QLRR được hiệu quả hơn.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu nước ngồi

Cơng tác QLRR là một công tác quan trọng trong tiến trình phát triển, hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính của Hải quan các nước. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, WCO đã triển khai nghiên cứu xây dựng nhiều nội dung liên quan về QLRR để đưa vào Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 và khuyến nghị các nước thành viên áp dụng QLRR vào các hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Báo cáo thương mại toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới Kích cho rằng "việc giảm rào cản của chuỗi cung ứng có thể tăng GDP toàn cầu lên tới hơn 6 lần so với loại bỏ tất cả thuế nhập khẩu" (Cann, 2013). GETI được dựa trên bốn chỉ số phụ, chín trụ cột và một số biến cho mỗi trụ cột. Các chỉ số phụ đó là tiếp cận thị trường, quản lý biên giới, vận chuyển và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, môi trường kinh doanh. Trụ cột tiếp cận thị trường trong nước và nước ngồi. Chỉ số phụ quản lý biên giới có ba trụ cột: hiệu quả của quản lý khách hàng, hiệu quả của các thủ tục xuất nhập khẩu và tính minh bạch của quản lý biên giới. Ba trụ cột của giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng truyền thông là: chất lượng của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, chất lượng dịch vụ vận tải, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng (ICT). Mơi trường kinh doanh có hai trụ cột: mơi trường pháp lý và tính bảo mật. Chỉ số GETI chủ đề và chỉ số là những khu vực được tìm thấy trong tài liệu học thuật và chuyên nghiệp như các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế: Tiếp cận thị trường (Davis & Weinstein, 2003; Mayer & Zignago, 2005), quản lý biên giới (Leonidou, 2004; Sánchez et al, 2003 ), vận tải (Blonigen & Wilson, 2008;. Clark et al, 2004) và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc (Fink, Mattoo, & Neagu, 2005; McIvor & Humphreys, 2004), và môi trường kinh doanh (Charoensukmongkol & Sexton, 2011; Cole, 2011 ; Goonatilake, Herath, Herath, & Tyska, 2009). Các nghiên cứu của nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thương mại quốc tế ở Puerto Rico tập trung vào tác động của chính sách thương mại trong thời gian 1986-1995 kỳ (Drowne-Aponte, 1999). Các nghiên cứu khác tập trung vào tác động của một yếu tố bên ngoài hoặc một biến cụ thể như Luật Hợp đồng của Đại lý (Krumbein, 1993).

Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế ở Puerto Rico tương ứng với chỉ số phụ GETI và trụ cột. GETI ( 2012) thấy rằng các yếu tố khó giải quyết nhất để nhập khẩu là các rào cản thuế quan và phi thuế quan, thủ tục phiền hà nhập khẩu, chi phí cao hoặc chậm trễ gây ra bởi vận tải quốc tế và tham nhũng tại biên giới. Các yếu tố khác là chi phí cao hoặc chậm trễ gây ra bởi giao thông vận tải trong nước, yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn nội bộ, tội phạm và trộm cắp, và cơ sở hạ tầng viễn thông không phù hợp (Báo cáo Thương mại toàn cầu, 2012). Một số yếu tố có vấn đề nhất cho nhập khẩu cũng đã được chỉ ra như là yếu tố khó giải quyết nhất cho việc kinh doanh tại Puerto Rico: tham nhũng, tội phạm và trộm cắp. Sự phổ biến của các hàng rào thuế quan (4,9 thứ hạng 25 của 144), gánh nặng thủ tục hải quan (4,8, thứ hạng 33 của 144) xếp hạng tốt và Cơ sở hạ tầng viễn thông (83, thứ hạng 105 trong số 144).

Khái niệm quản lý dựa trên rủi ro được áp dụng trong hầu hết các DN và khu vực chính phủ, có rất nhiều kinh nghiệm có thể được chia sẻ với các vấn đề hải quan. Rủi ro hải quan bao gồm tiềm năng cho việc không tuân thủ pháp luật Hải quan như yêu cầu cấp phép, quy định giá, quy tắc xuất xứ, các chế độ miễn giảm thuế, hạn chế thương mại, và các quy định an ninh để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế (Tổ chức Hải quan thế giới, 2003). QLRR có hệ thống và thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để hạn chế tiếp xúc với rủi ro hải quan như con người, hàng hóa, phương tiện vận tải phải được kiểm tra và rộng hơn (Ngân hàng Thế giới, 2005). Mức độ rủi ro cao về con người, hàng hoá, phương tiện vận tải là đối tượng của các kiểm soát và can thiệp cao; mặc dù những người có nguy cơ thấp mà nhận được hỗ trợ thương mại cao cấp. Chỉ có cách tiếp cận QLRR có thể đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan một cách để đảm bảo thuận lợi thương mại. Bằng cách xác định, phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro nhằm cải thiện hiệu quả các hoạt động quản lý Hải quan hàng ngày. QLRR hải quan nhằm mục đích cải thiện việc ra quyết định và giảm thiểu tác động rủi ro về hoạt động nghiệp vụ, quy trình thực hiện kiểm tra hải quan (Geourjon, Laporte & Rota Graziozi,2010).

Trong thương mại quốc tế, môi trường thương mại đang thay đổi, kỳ vọng họ các yếu tố rẻ nhất, đáng tin cậy nhất, nhanh nhất và đơn giản nhất khi giao dịch

với các cơ quan chính phủ trong khi nhận được hàng hố vào và ra khỏi đất nước (Widdowson, 2007). Đơi khi thủ tục phức tạp có thể được gây ra bởi sự can thiệp của chính phủ trong q trình thanh tốn bù trừ mà tạo ra sự bất ổn bằng quy định hải quan cực đoan, những bất ổn này là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chuỗi cung ứng. Kết quả là, trong thương mại quốc tế, thời gian cung cấp các mặt hàng không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ với các nhà cung cấp và vận chuyển, mà cịn trên các chính phủ và các quy định của mình

Có thể thấy rằng hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động, việc kiểm tra làm thủ tục thơng quan cịn chưa đáp ứng được về quy mô và số lượng DN có nhu cầu.Nhiều DN vẫn vì lợi ích cá nhân bất chấp quy định bằng nhiều biện pháp khác nhau trong đó nghiêm trọng nhất là khai man và hối lộ nhân viên hải quan nhằm trốn trách nghĩa vụ kiểm tra, kiểm sốt của hải quan. DN có thể kết hợp với đại lý vận tải hoặc đại lý hải quan để xử lý các thủ tục hải quan thay thế khơng có sự đảm bảo, các DN (xuất khẩu hoặc nhập khẩu) vẫn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bất kỳ tờ khai hải quan được thực hiện dưới tên của họ, ngay cả khi được thực hiện bởi một đại diện hoặc đại lý. Có thể nói rằng vấn đề chính sách quản lý hải quan khơng chỉ đơn giản là được coi là cơng cụ mà nó thực sự hiệu quả có thể tiết kiệm thời gian công ty và tiền bạc và cải thiện dòng tiền cho DN (Sawhney, Rajeev, & Narendar, 2005).

Biljan và Trajkov (2012) nhấn mạnh rằng những vấn đề nan giải chủ yếu trong quản lý hải quan, đặc biệt là trong hai thập kỷ qua, cân bằng nhu cầu tạo thuận lợi cho thương mại là một q trình đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và thống nhất của văn bản và thủ tục trong chuỗi cung ứng quốc tế là một trong những mức độ kiểm soát và can thiệp khác nhau. Đối phó với tình trạng khó xử này, hải quan thay thế vai trò người gác cổng với những cách tiếp cận mới QLRR hiện đại, phức tạp và rất tinh vi. Đặc điểm chính của phương pháp QLRR được xác định mà những người, hàng hóa, phương tiện vận tải phải được kiểm tra và đến mức độ nào. Widdowson (2005) kết luận rằng hiệu quả QLRR là trung tâm của hoạt động hải quan hiện đại, cung cấp các phương tiện để đạt được một sự cân bằng thích hợp giữa tạo thuận lợi thương mại và kiểm sốt. Ngồi ra, các ngun tắc của QLRR có thể được áp dụng

bằng tay hoặc tự động của tất cả các cơ quan hành chính, nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất là được một sự hiểu biết rõ ràng về bản chất của rủi ro.

Một trong những nghiên cứu thiết thực nhất đối với các thành phần và vai trò của quản lý rủi ro trên quy mơ tồn cầu ngày nay, đối với chính quyền nằm trong GDP bình qn đầu người cao so với GDP bình quân đầu người thấp theo khu vực /quốc gia, và về khả năng cải tiến QLRR cả hai cấp độ chiến lược và hoạt động, được thực hiện bởi Hintsa, Männistö, Hameri, Thibedeau, Sahlstedt, Tsikolenko, Finger và Granqvist (2011). Về câu trả lời từ các cuộc khảo sát tiến hành trên quản lý rủi ro trong 24 chính quyền, họ đã rút ra hai kết luận: Đầu tiên, tất cả 24 chính quyền trong cuộc khảo sát đã có ít nhất một số các yếu tố QLRR dược hiểu và thực hiện, nhưng khơng có chính quyền nào có hệ thống QLRR hiệu quả trên phương diện chiến lược và trên cấp độ hoạt động ; thứ hai, Hải quan hoạt động trong nền kinh tế kém phát triển nhận thức được rủi ro tiềm năng là thấp và những trở ngại trong cách tiếp cận rủi ro cao hơn so với đối tác của họ ở các quốc gia giàu có. Hạn chế để quản lý nguồn nhân lực, và thiếu các công cụ QLRR và dữ liệu để quản lý rủi ro là những ví dụ quan trọng mà chính quyền ở các nước nghèo đang tụt hậu ngày nay gặp phải. Djankov, Freund và Cong (2008), kết luận rằng việc giảm 10 phần trăm trong sự chậm trễ làm tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 4 phần trăm, tất cả khác nhau. Giảm sự chậm trễ trong thời gian hải quan nhập khẩu và xuất khẩu có thể được tính như tương đương thuế quan mà sẽ thể hiện tác động của việc giảm độ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)