CHƯƠNG4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Kết quả nghiên cứu
4.6.1. Phát hiện nghiên cứu
Từ kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu ta thấy khi áp dụng mơ hình cho nghiên cứu các thang đo (bàng phỏng vấn)130 chuyên gia đến từ Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Bình Định cho thấy khơng hình thành những khái niệm khác so với mơ hình gốc lý thuyết được tác giả xây dựng. Có thể thấy trong nghiên cứu này đối với những mơi trường văn hóa, giới tính, trình độ nhận thức khác nhau, kinh nghiệm, thời điểm nghiên cứu khác nhau, nơi làm việc khác nhau, vị trí làm việc… Có thể có những ảnh hưởng đánh giá của chuyên gia đối với các nhân tố ảnh hưởng và hiệu quả QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan Bình Định. Và qua quá trình kiểm định thang đo Cronh’s bach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định hồi quy như kiểm định tương quan, đa cộng tuyến, kiểm định sự phù hợp, kiểm định về liên hệ tuyến tính phương sai bằng nhau, kiểm định phân phối chuẩn phần dư cho thấy:Mơ hình nghiên cứu lý thuyết của tác giả phù hợp với thực tiễn QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan Bình Định bao gồm 06biến độc lập: Quy trình QLRR, Thể chế, Chất lượng nguồn nhân lực, Cơ sở vật chất kỹ thuật, Mức tuân thủ pháp luật của DN, Thị trường trong nước và quốc tếvà biến phụ thuộc: Hiệu quả QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan Bình Định. Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả
4.6.2. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đã giúp tác giả trả lời được hai câu hỏi đặt ra ở phần mục đích nghiên cứu:
(1) Xác định mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan Bình Định.
(2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan Bình Định.
Đối với câu hỏi thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện nghiên cứu tại cơ quan hành chính nhà nước như cục Hải quan Bình Định, các nhân tố trong mơ hình gốc khơng hình thành những khái niệm khác so với các nghiên cứu trước đó của Widdowson (2005, Geourjon, Laporte & Rota Graziozi (2010); Laporte (2011). Biljan và Trajkov (2012), Desiderio & Bergami (2014). Cụ thể trong nghiên cứu QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan Bình Định chịu ảnh hưởng trực tiếp của 06 nhân tố: Quy trình QLRR, Thể chế , Chất lượng nguồn nhân lực, Cơ
sở vật chất kỹ thuật, Mức tuân thủ pháp luật củaDN, Thị trường trong nước và quốc tế.
Đối với câu hỏi thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các nhân tố đều ảnh hưởng tích cực đến QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan Bình Định, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của chúng là khác nhau.
Trong đó, nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là chất lượng nguồn nhân lực (nhanluc)tác động tích cực đồng thời giải thích 27.5% ý nghĩa của mơ hình hồi quy
với β3=0.275, kết quả này phù hợp giả thiết của Djankov, Freund và Cong (2008); Laporte (2011). Chất lượng nguồn nhân lực của Cục Hải quan Bình Định nhìn chung về trình độ chun mơn tương đối đồng đều và thực hiện kỹ thuật QLRR khá tốt. Tuy nhiên, có thể thấy hạn chế để quản lý nguồn nhân lực và thiếu các công cụ và dữ liệu cho q trình QLRR là những ví dụ quan trọng tụt hậu trong QLRR hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan Bình Định hiện nay. Khảo sát chuyên gia cho rằng trình độ và sự thành thạo nghiệp vụ QLRR của nhân viên Hải quan đóng vai trị quyết định thành cơng của cơng tác QLRR hải quan Bình Định. Bên cạnh đó là thái độ và đạo đức lối sống của cán bộ hải quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả QLRR của Ngành Hải quan. Hiện nay, nhận thức của công chức và việc đào tạo, luân chuyển công chức, có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thực hiện QLRR. Một bộ phận không nhỏ công chức chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của QLRR trong thực hiện công việc nghiệp vụ. Công chức làm công tác QLRR tại hầu hết đơn vị vừa thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng. Một số cơng chức được bố trí làm chun trách QLRR khi mới tuyển dụng, chưa có đủ kinh nghiệm cơng việc để thực hiện, việc luân chuyển công chức theo định kỳ cũng tạo những “khoảng trống” tạm thời khi người có kinh nghiệm thực hiện QLRR chuyển đi và người mới đến cần thời gian để tiếp cận và tích lũy kinh nghiệm.
Yếu tố Quy trình QLRR(quytrinh) tác động tích cực và đồng thời giải thích mức ý nghĩa 26.9% cao thứ hai với (β1=0.269), kết quả này phù hợp giả thiết của Geourjon, Laporte & Rota Graziozi (2010) và Biljan và Trajkov (2012). Đối với Quản lý hải quan tất yếu là cần có quy trình QLRR thống nhất, xây dựng đầy đủ các bước thực hiện, phân định rõ trách nhiệm của từng khâu. Các khâu nghiệp vụ trong thủ tục hải quan Bình Định đã áp dụng QLRR để phân luồng, quyết định hình thức kiểm tra, nhưng chưa chuyên sâu, cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới, gồm: thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro để xác định hình thức kiểm tra; xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro theo các miền rủi ro về trị giá; phân loại; giấy phép; quản lý chuyên ngành; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; vi phạm mơi trường, sức khỏe cộng đồng; ma túy; khủng bố; rửa tiền… Điều này đã làm hạn chế năng lực kiểm soát rủi ro theo từng lĩnh vực đặc thù của gành Hải quan. Các biện pháp thu thập, xử lý thơng tin đang trong q trình định hình, chưa rõ nét. Cơ chế thu thập, trao đổi, phản hồi thông tin trong phạm vi ngành chưa đi vào nền nếp, hiệu quả thấp. Việc tổ chức quan hệ phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa Ngành Hải quan với các cơ quan, đơn vị liên quan chưa chặt chẽ, còn nhiều bất cập. Tại một số cấp, đơn vị còn hiện tượng cục bộ, cát cứ thơng tin. Năng lực phân tích, đánh giá rủi ro cịn hạn chế, thiếu tính dự báo; khả năng đối phó với các nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại cịn chậm, thậm chí bị động. Bộ tiêu chí QLRR cịn cứng nhắc chủ yếu dựa trên chế độ chính sách và quy trình, quy định, chưa được
điều chỉnh linh hoạt theo các miền rủi ro. Tỷ trọng tiêu chí phân tích cịn q thấp so với Bộ tiêu chí được áp dụng trên hệ thống. Việc đánh giá, điều chỉnh, bổ sung tiêu chí chưa linh hoạt, kịp thời.
Cịn nhân tố mứctuân thủ pháp luật của DN (doanhnghiep) tác động mạnh thứ ba sau nhân tố quy trình QLRR đến hiệu quả QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan Bình Định với β4=0.253, kết quả này phù hợp giả thiết của Nguyễn Thị Phương Huyền (2008), Quách Đăng Hòa (2008) Widdowson (2007), Sawhney, Rajeev, & Narendar (2005). Hiện nay công tác xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ DN, hồ sơ rủi ro cịn mang tính hình thức; thơng tin chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Hoạt động theo dõi, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của DN mới được thực hiện qua bộ tiêu chí thiếu tính đầy đủ, khoa học, chủ yếu dựa vào thông tin trên hệ thống. Các DN có mức tuân thủ pháp luật chưa cao một phần là do chưa nhận thức được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi chấp hành pháp luật. Mối quan hệ phối hợp giữa Hải quan và DN chưa thực sự là quan hệ đối tác hợp tác để hai bên cùng đạt được lợi ích tốt nhất.
Yếu tố thị trường trong nước và thế giới (thitruong) tác động tích cực đến mơ hình hồi quy hiệu quả QLRR hàng hóa XNK tại Cục hải quan Bình Định với β3=0.223 đồng thời nhân tố giải thích 22.3% ý nghĩa tác động đến biến phụ thuộc. kết quả này phù hợp giả thiết của Anaya-Oviedo (2012) và Widdowson (2005). Do biến động của nhu cầu thị trường cùng với việc ngày càng khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn đến các mặt hàng truyền thống dần ít đi. Thay vào đó là một số mặt hàng mới, một số mặt hàng có thuế suất cao dẫn đến xuất hiện những yếu tố rủi ro mới đòi hỏi các công chức chuyên trách thực hiện QLRR tại Cục phải nắm bắt tình hình và chủ động cập nhật để QLRR được hiệu quả.
Yếu tố cơ sở vật chất tác động tích cực đến mơ hình hồi quy ở mức β5=0.159 đồng thời nhân tố giải thích 15.9% ý nghĩa tác động đến biến phụ thuộc.Kết quả này phù hợp giả thiết của Desiderio & Bergami (2014);Geourjon & Laporte (2005); Laporte (2011). Điều này làm hạn chế rất lớn đến khả năng QLRR là xử lý dữ liệu tự động và đánh giá rủi ro của hệ thống. Phần mềm hệ thống cịn thiếu tính đồng bộ; những bất cập trong quá trình xây dựng chưa được chỉnh sửa nâng cấp kịp thời;
thiếu công cụ cho việc truy cập, khai thác, phản hồi thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro. Cơ sở hạ tầng mạng còn yếu; hiện tượng lỗi hoặc tắc nghẽn hệ thống vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Việc xử lý dữ liệu rủi ro không đảm bảo yêu cầu thời gian thực.
Yếu tố thể chế tác động đến tích cực đến mơ hình hồi quy ở mức β6=0.132
đồng thời nhân tố giải thích 13.2% ý nghĩa tác động đến biến phụ thuộc. Kết quả này phù hợp giả thiết của Anaya-Oviedo (2012), Widdowson (2005), WCO (2003), Leibowitz (1967); Rivera (2012), GETI (2012) và Baker (2002). Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hiện nay nhiều khi có sự chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến khó khăn khi thực hiện. Điều này có thể xuất phát từ việc hàng hóa XNK vơ cùng đa dạng và chịu sự quản lý của gần như tất cả các Bộ, ban, ngành chủ quản.
Tóm tắt chương 4
Chương 4 tác giả đã trình bày được kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả phân tích. Từ sáu yếu tố theo mơ hình đề nghị ban đầu của tác giả, phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành nhằm gom nhóm các biến quan sát thành những yếu tố có ý nghĩa hơn. Phân tích hồi quy được tiến hành nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến QLRR tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định. Ngồi ra kiểm định sự khác biệt ANOVA được tiến hành nhằm tìm ra sự khác biệt của trình độ học vấn, thâm niên công tác, chức vụ công táckhi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến QLRR.