Khuyến nghị đối với nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 81 - 82)

CHƯƠNG 5 : KẾ LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.2. Khuyến nghị chính sách

5.2.1. Khuyến nghị đối với nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực

Một là, nâng cao năng lực nhận thức, kiến thức về QLRR cho tất cả công chức để quản lý hải quan hiện đại. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo kiến thức về QLRR bằng nhiều hình thức như hội nghị, hội thảo, tập huấn…. không giới hạn ở những người làm công tác này. Các chương trình tập huấn, đào tạo cần thực hiện linh hoạt, phong phú bằng nhiều hình thức và phương pháp thích hợp. Để giáo dục, đào tạo về QLRR đạt hiệu quả thì cần có đội ngũ chuyên gia về QLRR giàu kinh nghiệm, nghiên cứu và phát triển những kiến thức học được của chuyên gia nước ngoài, của tổ chức WCO vào hoạt động thực tiễn của Việt Nam. Bên canh đó, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của Hải quan các nướcqua đó vừa học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm về QLRR, vừa đào tạo được đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực này. Nâng cao nhận thức và đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi công chức Hải quan, điều này rất quan trọng vì những biểu hiện, quan điểm sai lệch trong một bộ phận công chức Hải quan sẽ cản trở đến mục tiêu cải cách, phát triển, hiện đại hóa chung của đơn vị.

Hai là, căn cứ vào khối lượng cơng việc, bố trí, sắp xếp số lượng công chức

thực hiện QLRR một cách phù hợp; lựa chọn những cơng chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên mơn hồn thành nhiệm vụ được giao. Bố trí sắp xếp cơng việc theo hướng chuyên trách, chuyên sâu về nghiệp vụ, không để công chức kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện QLRR.

Ba là, xây dựng và áp dụng quy chế luân chuyển công chức một cách phù

hợp; đảm bảo bố trí sắp xếp cơng chức theo đúng đối tượng. Luân chuyển cơng chức cần có sự kế thừa để đảm bảo không tồn tại “khoảng trống” sau mỗi đợt luân chuyển. Những công chức đã có kinh nghiệm QLRRR nên được luân chuyển đến những đơn vị nghiệp vụ liên quan để có thể phát huy được kiến thức nghiệp vụ và giúp thu thập được thông tin bổ trợ cho cơng việc. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơng tác đào tạo và bố trí cán bộ trên cơ sở một chiến lược chung của toàn ngành.

Bốn là, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng KPI đánh giá hiệu quả làm việc

của cán bộ hải quan từcác đơn vị Chi cục đến Cục Hải quan. KPI là một công cụ hiện đại giúp các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên; vì vậy KPI áp dụng cho nhiều mục đích: quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý cơng việc của nhóm, tự quản lý cơng việc của cá nhân. Cần có quy định và áp dụng chế độ đãi ngộ, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng đối với những người có năng lực và nhiệt huyết trong thực hiện QLRR. Đồng thời phê bình, kỷ luật nghiêm đối với những người cản trở hoặc không thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luât. Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo tính thực thi trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)