NỘI DUNG THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ NGUỒN
A THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
TT1 Xu hướng thay đổi của các mặt hàng xuất khẩu, nhập
khẩu Widdowson (2005)
rộng hợp tác với các nước
TT3 Các rào cản thương mại được gỡ bỏ theo lộ trình, tạo thuận lợi cho thương mại
TT4 Các chủng loại mặt hàng ngày càng đa dạng kéo theo yếu tố rủi ro mới
B THỂ CHẾ
TC1 Hệ thống pháp luật về Hải quan được ban hành đầy đủ, tuân thủ các nguyên tắc, quy chuẩn quốc tế
Widdowson (2005),WCO (2003), Leibowitz (1967); Rivera (2012), GETI (2012), Baker (2002). TC2 Hệ thống pháp luật về áp dụng QLRR trong lĩnh vực Hải quan đủ căn cứ pháp lý để cơ quan Hải quan thực thi nhiệm vụ
TC3 Các đơn vị thực thi pháp luật đã được hình hành (như Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành) TC4 Chính sách hỗ trợ của chính phủ trong hoạt động
thương mại quốc tế
TC5 Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành có liên quan
C Chất lượng nguồn nhân lực
NL1 Công chức Hải quan nắm vững chuyên môn nghiệp vụ
Djankov, Freund và Cong (2008); Laporte (2011) NL2 Tận tụy với công việc
NL3 Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng NL4 Công chức Hải quan sử dụng thành thạo phần mềm
dữ liệu nghiệp vụ hải quan
NL5 Công tác quy hoạch và luân chuyển công chức
D Mức độ tuân thủ pháp luật của DN
DN1 Chấp hành các quy định Pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan
Nguyễn Thị Phương Huyền
DN2 Thường xuyên tham dự các cuộc họp (Hội nghị đối thoại Hải quan- DN, Hội nghị phổ biến pháp luật…)
(2008), Quách Đăng Hòa (2008) Widdowson (2007), Sawhney, Rajeev, &Narendar (2005). DN3 Đạo đưc kinh doanh của chủ doanh nghiêp
DN4 Tự giác hợp tác tốt với cơ quan Hải quan
DN5 Nhận thức được mức thưởng, phạt tương ứng với sự tuân thủ
E Quy trình QLRR
QT1 Có quy trình QLRR thống nhất trong tồn Ngành Hải quan
Geourjon, Laporte & Rota Graziozi
(2010) Biljan và Trajkov
(2012) QT2 Quy trình được xây dựng đầy đủ các bước thực hiện,
phân định rõ trách nhiệm của từng khâu
QT3 Xây dựng được bộ tiêu chí QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đầy đủ, rõ ràng
QT4 Phân tích, đánh giá và xử lý kết quả QLRR thống nhất
F Cơ sở vật chất
VC1 Phương tiện công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ phục vụ công tác Desiderio & Bergami (2014);Geourjon & Laporte (2005); Laporte (2011). VC2 Hệ thống phần mềm nghiệp vụ hải quan tương thích
với dữ liệu QLRR
VC3
Cơ sở dữ liệu phong phú và thường xuyên được cập nhật đầy đủ, kịp thời có thể tra cứu sử dụng chung trong toàn Ngành Hải quan
VC4 Truyền nhận thông tin thông suốt từ cấp Chi cục, cấp Cục và cấp Tổng cục
G Đo lường hiệu quả QLRR hải quan
HQ1 Sự tuân thủ của các DN trong lĩnh vực hải quan ngày càng cao
Geourjon, A-M & Laporte, B (2005,
HQ2
Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro nhằm giảm thất thu ngân sách và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế 2010) World Customs Organization (WCO) (2010) Ndonga, D (2013) 2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp phân tích thống kê mơ tả:Thống kê mơ tả được kiểm định ở
bước này gồm các chỉ số đặc trưng trong thống kê như tần suất, tỉ lệ, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, các biểu đồ thống kê.
Phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha: Độ tin cậy của thang đo được
đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (internal consistency) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (α) và hệ số tương quan biến-tổng (Item-Total Correlation).Tiêu chuẩn đánh giá thang đo theo Nunnally & Burnstein (1994) và Hồng Trọng (2005); Nguyễn Đình Thọ (2011) như sau: Mức ý nghĩa của hệ số Cronbach’s Alpha: 0,6 ≤ α ≤ 0,95 là chấp nhận được và α từ 0,7 đến 0,9 là tốt.
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis): Phương
pháp này có ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. phân tích EFA này chỉ phù hợp khi thỏa mãn sáu điều kiện sau:Hệ số KMO (Kaiser-Meyer – Olkin): thích hợp khi có giá trị trong khoảng: 0,5 ≤ KMO ≤ 1; (2) Hệ số tải nhân tố (hay trọng số nhân tố) (Factor Loading) > 0,5 để tạo giá trị hội tụ (Hair và Ctg 1998, p111). Thang đo được chấp nhận khi có tổng phương sai trích ≥ 50%. (Hair và Ctg, 1998 và Gerbing & Anderson, 1988). Phân tích nhân tố cịn dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson, 1988) thì mới được giữ lại trong mơ hình. Hệ số tải nhân tốlớn nhất của từng biến quan sát ≥ 0,5 (được xem là có ý nghĩa thực tiễn, Hair & ctg, 1998).Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).
Phương pháp phân tích hồi quy đa biến: Trước khi phân tích hồi quy đa biến cần tiến hành kiểm định hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Sau đó, tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinal Least Squares - OLS). Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh được dùng để xác định mức độ phù hợp của mơ hình. Kiểm định F được sử dụng để khẳng định khả năng mở rộng mơ hình này áp dụng cho tổng thể và kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. Để đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, cần thực hiện dị tìm sự vi phạm của các giả định cần thiết trong mơ hình hồi quy tuyến tính. Các giả định được kiểm định nghiên cứu này như: Kiểm định kết quả các nhân tố, Kiểm định về độ phù hợp chung của mơ hình, Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (hệ số phóng đại VIF), Kiểm tra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, Kiểm định phân phối chuẩn phần dư (sử dụng biểu đồ Histogram và P-P Plot).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày khung lý thuyết về QLRR và các nhân tố ảnh hưởng đến QLRR dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Nhận dạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định. Tiếp điến, chương này đã trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu cũng như kế hoạch phân tích dữ liệu nghiên cứu của đề tài. Đề tài được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thơng qua kỹ thuật tham vấn chuyên gia, nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Quá trình cải cách, phát triển, hiện đại hóa và thực hiện QLRR của Cục Hải quan tỉnh Bình Định từ năm 2011 đến năm 2015
Tiền thân của Cục Hải quan tỉnh Bình Định là Cục Hải quan tỉnh Nghĩa Bình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với liên tỉnh Phú Khánh - Nghĩa Bình - Giai Lai - Kon Tum - Đắk Lắk. Cục Hải quan tỉnh Bình Định là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan được thành lập ngày 02/8/1985 theo Quyết định số 100/TCHQ-TCCB của Tổng cục Hải quan. Theo Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Hải quan tỉnh Bình Định có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hai tỉnh Bình Định và Phú Yên.
Cục Hải quan tỉnh Bình Định áp dụng QLRR để quản lý hoạt động XNK từ ngày 01/1/2006. Việc áp dụng QLRR đã mang đến một phương pháp kiểm sốt mới cho Cục Hải quan tỉnh Bình Định. Trước đây, khi thực hiện thủ tục Hải quan truyền thống, việc kiểm tra thực tế hàng hóa được áp dụng với tất cả mọi loại hàng hóa, tỷ lệ kiểm tra cao hay thấp được quyết định bởi người có thẩm quyền, phụ thuộc nhiều vào trình độ chun mơn và cảm tính của người ra quyết định. Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn đầu, sơ khai thực hiện QLRR nên kinh nghiệm làm QLRR của công chức chưa cao, các thông tin thu thập để đưa vào hệ thống phần mềm QLRR còn nhiều hạn chế, nhiều đơn vị chưa thực sự quan tâm đầu tư cho nghiệp vụ QLRR. Bên cạnh đó là cơ cấu tổ chức của các đơn vị thực hiện chuyên trách QLRR chưa thống nhất, chưa tương xứng với vai trị của nó.
Năm 2011 đến năm 2015, đánh dấu giai đoạn thay đổi và phát triển vượt bậc của Cục Hải quan tỉnh Bình Định. Trước tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều bất ổn, biến động về giá của hàng hóa trên thị trường thế giới, đất nước trong tình trạng cắt giảm đầu tư công, nguồn thu ngân sách ngày một giảm sút. Trước tình hình đó,
Cục Hải quan tỉnh Bình Định đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như kiện toàn bộ máy tổ chức, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính bằng việc thực hiện thí điểm Hải quan điện tử năm 2011 trên nền tảng áp dụng QLRR và tiến tới áp dụng hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS\VCIS) nhằm thu hút nguồn hàng hóa XNK, gia tăng nguồn thu ngân sách, thực hiện kế hoạch cải cách, hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, đẩy mạnh cơng tác quản lý giá tính thuế, kiểm tra sau thơng quan nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai Hải quan.
Năm 2013, Cục Hải quantỉnh Bình Định đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm việc thực thi phương án đơn giản hoá của 135 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hải quan (trong đó 114 thủ tục đã thực thi hồn toàn, 21 thủ tục đã thực thi một phần), bảo đảm việc đưa các thủ tục này đi vào cuộc sống. Đồng thời thường xuyên thực hiện rà sốt các thủ tục hành chính, kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ những thủ tục hành chính khơng cịn phù hợp nhằm bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN khi tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định năm 2013 đạt được kết quả như sau: Triển khai tại 02/02 chi cục hải quan trực thuộc (đạt 100%). Số lượng DN thực hiện là 361 DN, chiếm 84% tổng số DN làm thủ tục hải quan. Số tờ khai thực hiện là 14.663 tờ, chiếm 97% tổng số tờ khai. Kim ngạch XNK bằng thủ tục hải quan điện tử đạt 950 triệu USD, chiếm 62% tổng kim ngạch XNK.3
Cục Hải quan tỉnh Bình Định đã triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS bắt đầu từ ngày 21/5/2014 và hiện nay hệ thống đã đi vào ổn định. Việc triển khai thành công thủ tục hải quan thông qua hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định đã góp phần cùng toàn Ngành Hải quan thực hiện đúng cam kết chính trị nêu tại Hiệp định và Công hàm tài trợ Dự án ký ngày 22/3/2012 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản4. Các DN tham gia thủ tục hải quan trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng đã nhanh chóng tiếp cận với hệ thống
3 Báo cáo tổng kết năm 2011,2012,2013,2014,2015 của Cục HQBĐ
mới của cơ quan hải quan;việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của Cục Hải quan tỉnh Bình Định được bảo đảm, chặt chẽ và hiệu quả; hạ tầng kỹ thuật và việc chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới an toàn, ổn định. Thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS trên nền tảng QLRR khơng những có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng DN trong việc rút ngắn thời gian làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm chi phí xuất nhập khẩu cho DN. Việc thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS còn đáp ứng yêu cầu cải cách, yêu cầu hội nhập và đưa Ngành Hải quan lên tiên phong trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính hiệu quả tiến đến thực hiện đồng bộ cơ chế một cửa quốc gia trên các lĩnh vực quản lý hành chính của đất nước
3.2. Thực trạng QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định từ năm 2011 đến năm 2015
3.2.1 Bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế tác động đến QLRR
Trước bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế gặp nhiều bất ổn, các mặt hàng truyền thống làm thủ tục xuất nhập khẩu qua địa bàn Cục Hải quan tỉnh Bình Định quản lý cũng có xu hướng thay đổi theo. Ngành hàng truyền thống xuất nhập khẩu chủ yếu qua các cửa khẩu của Cục Hải quan tỉnh Bình Định quản lý trước đây là mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, xăng dầu, máy móc thiết bị và tinh quặng các loại. Tuy nhiên, do biến động của nhu cầu thị trường cùng với việc ngày càng khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn đến các mặt hàng truyền thống dần ít đi. Thay vào đó là một số mặt hàng mới, một số mặt hàng có thuế suất cao dẫn đến xuất hiện những yếu tố rủi ro mới đòi hỏi các công chức chuyên trách thực hiện QLRR tại Cục phải nắm bắt tình hình và chủ động cập nhật để QLRR được hiệu quả.
3.2.2. Đặc điểm các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc địa bàn Cục Hải quan tỉnh Bình Định quản lý tỉnh Bình Định quản lý
Năm 2011 là năm đầy sóng gió đối với các DN Việt Nam, cả nước có đến gần 50.000 DN bị phá sản, năng lực sản xuất, kinh doanh của hàng loạt DN bị suy yếu. Các DNXNK thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bình Định cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Do tác động của yếu tố nhu cầu thị trường chi phối cùng với sự suy thoái kinh tế thế giới, bên cạnh đó các DNXNK trên địa bàn tỉnh
Bình Định chủ yếu là DN vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu nên hàng loạt các DN sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu bị phá sản. Những DN cịn hoạt động thì năng lực sản xuất cũng bị giảm sút đáng kể. Tuy nhiên, xét trên tổng số DN có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Cục Hải quan Bình Định quản lý qua các năm thì số lượngvẫn tăng lên. Nguyên nhân do số lượng DN tăng mới ở một số lĩnh vực khác như gia công may mặc, sản xuất thức ăn chăn ni, Bị Úc, máy móc thiết bị, khai khống…dẫn đến đối tượng quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bình Định tăng thêm, chi tiết thể hiện theo hình 3.1 sau đây:
Hình 3.1 Danh sách DN làm thủ tục xuất nhập khẩu trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh Bình Định quản lý từ năm 2011 đến 2015
(Nguồn: Báo cáo năm 2011-2015 của Cục Hải quan tỉnh Bình Định)
Trong tổng số DN đóng trên địa bàn Cục Hải quan Bình Định quản lý, có khoảng gần 50% DN có hoạt động XNK thường xuyên, kim ngạch XNK lớn. Những DN này nhìn chung ý thức chấp hành pháp luật tương đối tốt, nhân viên XNK của DN có kiến thức về thủ tục hải quan và có ý thức hợp tác với cơ quan Hải quan.Số DN còn lại hoạt động XNK không thường xuyên, kim ngạch XNK hàng năm tương đối ít nên chưa chú trọng đến việc nghiên cứu, nắm bắt quy định, pháp luật về Hải quan, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao dẫn đến những vi phạm khi thực hiện thủ tục hải quan. Hàng năm, Cục Hải quan tỉnh Bình Địnhtiến hành đánh giá, phân loại và xếp hạngDN xuất nhập khẩu theo các mức độ tuân thủ khác nhau như: DN ưu tiên, DN tuân thủ và DN không tuân thủ, với mỗi mức độ tuân thủ DN sẽ được áp dụng chế độ chính sách, ứng xử khác nhau. Việc đánh giá phân loại tuân