CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Nghiên cứu định tính
3.4.1. Mục tiêu
Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua khảo sát và phỏng vấn ý kiến chuyên gia nhằm mục đích khám phá, bổ sung các biến quan sát và hiệu chỉnh thang đo cho các biến trong mơ hình nghiên cứu cho phù hợp với bản chất của các ƯTKT và tình hình thực tế ở Việt Nam, từ đó, xây dựng thang đo chính thức sử dụng trong
bước nghiên cứu định lượng.
3.4.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia a. Quy trình khảo sát chuyên gia a. Quy trình khảo sát chuyên gia
Bước 1: Đầu tiên, tác giả lựa chọn có chủ đích các chun gia đáp ứng các tiêu chí:
- Chuyên gia thuộc Ban Giám đốc, Chủ phần hùn, Trưởng nhóm kiểm tốn hoặc KTV cao cấp có kinh nghiệm lâu năm tại các DNKT.
- Những chuyên gia thuộc Hiệp hội Kế toán - Kiểm tốn Việt Nam (VACPA) có kiến thức và kinh nghiệm chun mơn về kiểm tốn.
- Giảng viên của các trường Đại học có kiến thức về kiểm tốn, đang giảng dạy mơn kiểm tốn.
Cơ cấu chuyên gia tham gia trả lời khảo sát như sau:
- Chun gia thuộc BGĐ cơng ty kiểm tốn: 1 Tổng Giám đốc
- Chuyên gia thuộc Trưởng nhóm kiểm tốn: 1 KTV
- Chun gia thuộc Hội Kế toán Kiểm toán TP. HCM: 1 Tổng thư ký
- Chuyên gia thuộc trường Đại học: 3 Giảng viên
Phụ lục 3.8: Danh sách chuyên gia tham gia khảo sát.
Bước 2: Xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát chuyên gia với nội dung là các nhân tố tác
động đến CLKT ƯTKT được xác định từ các nghiên cứu trước đã công bố và cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phụ lục 3.9: Bảng câu hỏi khảo sát chuyên gia.
Bước 3: Gửi Bảng câu hỏi khảo sát đến các chuyên gia thông qua công cụ khảo sát
trực tuyến Google docs và Bảng khảo sát trực tiếp.
Bước 4: Tổng hợp, thống kê câu trả lời của chuyên gia để xác định mức độ đồng ý
hoặc không đồng ý đối với mỗi biến quan sát và lưu ý các ý kiến đóng góp khác.
Phụ lục 3.10: Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia tham gia khảo sát.
Bước 5: Xây dựng Bảng phỏng vấn chi tiết dựa trên thang đo nháp và ý kiến đóng
góp của chuyên gia.
b. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia
Sau khi khảo sát ý kiến chuyên gia và tổng hợp các câu trả lời cũng như các góp ý của chuyên gia, tác giả nhận thấy một số biến quan sát có tỷ lệ đồng ý không cao (<75%) trên tổng số chuyên gia tham gia khảo sát. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra góp ý đối với một số biến quan sát. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các biến quan sát này có thể đo lường được cho khái niệm. Do đó, để hiểu rõ hơn về lý do khơng đồng ý và các ý kiến góp ý khác của chuyên gia, tác giả tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc chuyên gia.
3.4.3. Phỏng vấn bán cấu trúc chuyên gia a. Quy trình phỏng vấn ý kiến chuyên gia a. Quy trình phỏng vấn ý kiến chuyên gia
Bước 1: Đầu tiên tác giả lựa chọn có chủ đích một số đối tượng đáp ứng tiêu chí lựa
chọn chuyên gia phỏng vấn như sau:
- Chuyên gia thuộc trường Đại học có kiến thức về kiểm toán hoặc đang giảng dạy bộ mơn kiểm tốn và chun về nghiên cứu định tính: 2 Giảng viên.
- Chun gia thuộc BGĐ cơng ty kiểm tốn: 1 Tổng Giám đốc. - Chuyên gia thuộc Trưởng nhóm kiểm tốn: 1 KTV
Phụ lục 3.12: Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn.
Thời gian và địa điểm phỏng vấn đối với chuyên gia tùy thuộc vào bối cảnh, thời gian công tác của từng chuyên gia. Thông tin phỏng vấn được tác giả ghi âm hoặc ghi chép lại theo số thứ tự của mỗi chuyên gia được phỏng vấn.
Bước 3: Tiến hành phỏng vấn lần lượt các chuyên gia dưới hình thức trao đổi chun
mơn, tác giả giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu cùng với những nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT, các chuyên gia đưa ra quan điểm, bình luận, đánh giá về các vấn đề được phỏng vấn và góp ý thêm về sự hợp lý của các biến quan sát.
Bước 4: Tổng hợp, thống kê, phân tích kết quả phỏng vấn chuyên gia. Trên cơ sở đó,
điều chỉnh lại thang đo thích hợp, hình thành thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức.
b. Kết quả phỏng vấn ý kiến chuyên gia
Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT như sau: cả 4 chuyên gia được phỏng vấn đều đồng ý với 6 nhân tố trong mơ hình đề xuất là: (1) Năng lực chun mơn của KTV; (2) Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV; (3) Sự không chắc chắn của dữ liệu, giả định, mơ hình, phương pháp lập ƯTKT; (4) Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT; (5) Sự hỗ trợ của chuyên gia; (6) Môi trường pháp lý liên quan ƯTKT.
Trong quá trình phỏng vấn, các chuyên gia đưa ra góp ý về cách diễn đạt các biến quan sát cũng như sự phù hợp của bảng câu hỏi. Tác giả nhận thấy khi phỏng vấn đến chuyên gia thứ 4, ý kiến góp ý về bảng câu hỏi khảo sát đã bão hòa, nên quyết định dừng việc phỏng vấn chuyên gia tại đây. Trên cơ sở đó, hình thành thang đo chính thức cho các biến trong mơ hình nghiên cứu.