Biểu đồ Scatter Plot

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 77 - 177)

Kết quả đồ thị xuất ra, phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường hoành độ 0, do vậy giả định quan hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận

Dựa vào kết quả hồi quy đa biến, nghiên cứu đã trả lời được câu hỏi thứ nhất đã đặt ra ở Chương mở đầu: Có 3 nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM, đó là: (1) Năng lực chun mơn của KTV, (2) Thái độ hồi nghi nghề nghiệp của KTV, (3) Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT.

Tiếp theo, nghiên cứu trả lời câu hỏi thứ 2, mức độ tác động của các nhân tố tới CLKT ƯTKT qua hệ số hồi quy chuẩn hóa như sau:

Bảng 4.9: Mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT ƯTKT

Nhân tố tuyệt đối Giá trị Tỷ trọng tác động Mức độ

Năng lực chuyên môn của KTV 0,659 69% 1

Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV 0,160 17% 2

Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT 0,142 15% 3

Tổng 100%

Sự tác động của từng biến theo thứ tự giảm dần là: biến Năng lực chuyên mơn của KTV đóng góp 69%, biến Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV đóng góp 17% và cuối cùng là biến Sự hỗ trợ của chuyên gia đóng góp 15%. Cả 3 biến này đều có mối quan hệ tỷ lệ thuận với CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập tại TP. HCM:

Năng lực chun mơn của KTV có hệ số hồi quy = 0,659 nên tương quan

thuận với biến CLKT ƯTKT. Do đó, trong điều kiện các biến khác khơng đổi, khi Năng lực chuyên môn của KTV tăng thêm 1 đơn vị thì kết quả là CLKT ƯTKT tăng lên 0,659 đơn vị.

Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV có hệ số hồi quy = 0,160; tương quan thuận với biến CLKT ƯTKT. Với giả định các biến khác không thay đổi, khi Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV tăng thêm 1 đơn vị thì biến CLKT ƯTKT tăng lên 0,160 đơn vị.

Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT có hệ số hồi quy = 0,142; tương

quan thuận với biến CLKT ƯTKT. Trong điều kiện các biến khác khơng thay đổi, khi Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT tăng thêm 1 đơn vị thì biến CLKT ƯTKT tăng lên 0,142 đơn vị.

Như vậy, sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và mơ hình hồi quy đa biến, tác giả đưa ra mơ hình các nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM gồm 3 nhân tố tác động theo thứ tự giảm dần theo mức độ: Năng lực chuyên môn của KTV, Thái độ hồi nghi nghề nghiệp

của KTV, Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT. Mơ hình hồi quy như sau:

Hình 4.1: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM

CHẤT LƯỢNG KIỂM TỐN

ƯỚC TÍNH KẾ TỐN

Năng lực chun mơn của KTV

Thái độ hồi nghi nghề nghiệp của KTV

Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT

Kết quả nghiên cứu này góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng của Năng lực chuyên môn của KTV trong việc kiểm toán BCTC và đặc biệt là kiểm toán các ƯTKT. Kết quả thống kê thang đo (Phụ lục 4.1-B. Thống kê mô tả thang đo) cho

thấy 66% đối tượng được khảo sát đồng ý rằng biến NL1: “Hiểu biết của KTV về các quy định và chuẩn mực liên quan đến ƯTKT giúp KTV thực hiện công việc tốt hơn”, có giá trị trung bình là 3,78 và 66,7% đối tượng được khảo sát đồng ý với biến NL2: “KTV cần có các kiến thức về định giá để hiểu được các mơ hình, giả định cũng như phương pháp lập ƯTKT mà Ban Giám đốc sử dụng, từ đó có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với các ƯTKT”, giá trị trung bình 3,75. Biến NL3 cũng được các đối tượng khảo sát đánh giá là có tác động đến CLKT ƯTKT với 57,5% sự đồng ý của các đối tượng khảo sát, giá trị trung bình đạt 3,65. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước như Martin và cộng sự (2006), Griffith và cộng sự (2015) và nghiên cứu tại Việt Nam của Hoàng Thị Mai Khánh (2013).

Nhân tố thứ hai có tác động đến CLKT ƯTKT đó là Thái độ hồi nghi nghề

nghiệp của KTV. Theo kết quả thống kê mô tả thang đo (Phụ lục 4.1-B), biến HN2

được các đối tượng khảo sát cho là có tác động mạnh nhất đến CLKT ƯTKT, với giá trị trung bình 3,89. Tiếp đến là biến HN3 với giá trị trung bình 3,58 và sau cùng là biến HN2 với giá trị trung bình 3,29. Nghiên cứu đưa ra kết quả phù hợp với nghiên cứu của Cannon và Bedard (2017), Christoffer Andersson và Zetterqvist (2014), Griffith và cộng sự (2010), Sanaz và Jennifer (2015). KTV cần phải có thái độ hồi nghi nghề nghiệp thích hợp để đánh giá các dữ liệu, mơ hình, phương pháp lập ƯTKT để có thể trao đổi với BGĐ đơn vị về tính hợp lý của các ƯTKT, thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp và nhận ra các dấu hiệu về sự thiên lệch cố ý hay vô ý của BGĐ trong các ƯTKT. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Quý (2015).

Nhân tố cuối cùng trong mơ hình có tác động đến CLKT ƯTKT là Tính hữu

hiệu của KSNB liên quan ƯTKT. Kết quả này phù hợp với nội dung CMKiT và

nghiên cứu đi trước của Christoffer và Zetterqvist (2014), Glover và cộng sự (2017). Theo thống kê trung bình (Phụ lục 4.1-B. Thống kê mơ tả thang đo) cả 3 biến quan

sát KS1, KS2, KS3 đều được đánh giá là có tác động mạnh đến CLKT ƯTKT bởi các đối tượng tham gia khảo sát, giá trị trung bình lần lượt là 3,82; 3,63 và 3,47. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của hệ thống KSNB đối với các ƯTKT. Trong đó, 74,5% đối tượng được khảo sát cho rằng KSNB hữu hiệu đối với cách thức BGĐ soát xét, phê duyệt và phân quyền trong ƯTKT rõ ràng sẽ làm giảm sự sai lệch và gian lận trong các ƯTKT.

Biến Sự hỗ trợ của các chuyên gia bị loại khỏi mơ hình do khơng đáp ứng được tiêu chuẩn hệ số Sig. trong phân tích hồi quy.

4.5. Phân tích sự ảnh hưởng của đối tượng khảo sát đến CLKT ƯTKT 4.5.1. Phân tích ảnh hưởng thơng qua Giới tính 4.5.1. Phân tích ảnh hưởng thơng qua Giới tính

Tác giả thực hiện kiểm định đối với 2 mẫu độc lập của Giới tính là Nam và Nữ (Phụ lục 4.6: Kiểm định sự khác biệt). Với độ tin cậy 95%, hệ số Sig. Levene = 0,714 > 0,05 cho thấy phương sai giữa giới tính Nam và giới tính Nữ là khơng khác nhau. Do đó, tiếp tục sử dụng giá trị T-Test ở hàng Equal variances assumed. Giá trị Sig. T-Test = 0,816 > 0,05; do đó khơng có sự khác biệt giữa Giới tính của đối

tượng được khảo sát và CLKT ƯTKT.

4.5.2. Phân tích ảnh hưởng thơng qua Chức vụ

Đặc điểm tiếp theo được phân tích là Chức vụ (vị trí làm việc) của đối tượng được khảo sát. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích One-way Anova. Giá trị Sig. của kiểm định Levene Statistic = 0,153 > 0,05 nên phương sai của các vị trí làm việc của biến Chức vụ không khác nhau, tác giả xem tiếp kết quả ở bảng Anova. Giá trị

Sig, ở bảng Anova = 0,923 > 0,05. Do đó khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLKT ƯTKT của các đối tượng khảo sát đang công tác ở các vị trí khác nhau.

4.5.3. Phân tích ảnh hưởng thơng qua Kinh nghiệm làm việc

Bằng phương pháp One-way Anova, Giá trị Sig. của kiểm định Levene Statistic = 0,618 > 0,05 thì phương sai của kinh nghiệm làm việc của biến Kinh nghiệm không khác nhau, tác giả xem tiếp kết quả ở bảng Anova. Giá trị Sig. ở bảng

ƯTKT của các đối tượng khảo sát đang cơng tác ở các vị trí khác nhau.

4.5.4. Phân tích ảnh hưởng thơng qua Trình độ học vấn

Tác giả sử dụng phương pháp One-way Anova để phân tích sự khác biệt, Giá trị Sig. của kiểm định Levene Statistic = 0,737 > 0,05 nên phương sai của Trình độ học vấn của biến Học vấn không khác nhau, tác giả xem tiếp kết quả ở bảng Anova. Giá trị Sig, ở bảng Anova = 0,798 > 0,05; do đó khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLKT ƯTKT của các đối tượng khảo sát có trình độ học vấn khác nhau.

4.5.5. Phân tích ảnh hưởng thơng qua Chứng chỉ nghề nghiệp

Đặc điểm tiếp theo được phân tích là Chứng chỉ nghề nghiệp của đối tượng được khảo sát. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích One-way Anova. Giá trị Sig. của kiểm định Levene Statistic = 0,099 > 0,05 nên phương sai của các vị trí làm việc của biến Chức vụ khơng khác nhau, tác giả xem tiếp kết quả ở bảng Anova. Giá trị

Sig. ở bảng Anova = 0,967 > 0,05. Do đó khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLKT ƯTKT của các đối tượng khảo sát có các chứng chỉ nghề nghiệp khác nhau.

4.5.6. Phân tích ảnh hưởng thơng qua Số lượng KTV đăng ý hành nghề

Bằng phương pháp One-way Anova, Giá trị Sig. của kiểm định Levene Statistic = 0,744 > 0,05 thì phương sai của Số lượng KTV đăng ký hành nghề của DNKT độc lập của biến Số lượng KTV không khác nhau, tác giả xem tiếp kết quả ở bảng Anova. Giá trị Sig. ở bảng Anova = 0,670 > 0,05; do đó khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLKT ƯTKT của các đối tượng khảo sát đang công tác ở các DNKT độc lập có số lượng KTV đăng ký hành nghề khác nhau.

4.5.7. Phân tích ảnh hưởng qua thành viên hãng kiểm toán

Tác giả thực hiện kiểm định đối với 2 mẫu độc lập của Thành viên hãng kiểm tốn là Khơng và Có. Với độ tin cậy 95%, hệ số Sig. Levene = 0,524 > 0,05 cho thấy phương sai giữa việc khơng là thành viên hãng kiểm tốn và có là thành viên hãng kiểm tốn là khơng khác nhau. Do đó, tiếp tục sử dụng giá trị T-Test ở hàng Equal

giữa việc có là thành viên hãng kiểm tốn của các DNKT tham gia khảo sát và CLKT ƯTKT.

Thơng qua phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm về đối tượng được khảo sát đến CLKT ƯTKT, tác giả nhận thấy số lượng mẫu phân tán tương đối đồng đều giữa các đối tượng khảo sát nên khơng có sự khác biệt về giới tính, chức vụ, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ nghề nghiệp, số lượng KTV đăng ký hành nghề và thành viên của hãng kiểm toán. Điều này cho thấy các đặc điểm của đối tượng khảo sát thu thập được thỏa mãn yêu cầu cơ bản là không ảnh hưởng đáng kể đến CLKT ƯTKT.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Trong phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã tiến hành khảo sát qua công cụ trực tuyến Google docs 6 chuyên gia và sau đó phỏng vấn 4 chuyên gia về các nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT cũng như tiến hành điều chỉnh thang đo cho các biến trong mơ hình để xây dựng bảng câu hỏi hoàn chỉnh sử dụng trong bước nghiên cứu định lượng.

Tiếp theo, dựa trên bảng câu hỏi hoàn chỉnh, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu 153. Đối tượng khảo sát là các KTV và trợ lý kiểm toán từ các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM. Sau đó, dựa trên câu trả lời đạt yêu cầu tiến hành phân tích thống kê mơ tả đối tượng khảo sát, thống kê mô tả thang đo, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Kiểm định mơ hình bằng phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến. Ngồi ra tác giả cịn phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm của đối tượng được khảo sát đối với biến phụ thuộc trong mơ hình.

Kết quả nghiên cứu đưa ra mơ hình gồm 3 nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM theo mức độ từ mạnh đến yếu như sau: (1) Năng lực chun mơn của KTV, (2) Thái độ hồi nghi nghề nghiệp của KTV, (3) Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu này, tác giả có cái nhìn tồn diện hơn về các nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT của các

DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao CLKT ƯTKT cho các DNKT này nói riêng và CLKT BCTC nói chung cho lĩnh vực kiểm toán.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu được trình bày chi tiết ở Chương 4, tác giả sẽ đưa ra kết luận của nghiên cứu và một số kiến nghị để nâng cao CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM ở Chương 5. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai của đề tài.

5.1. Kết luận

ƯTKT là một khoản mục quan trọng và nhạy cảm trên BCTC do bản chất không chắc chắn, dễ bị ảnh hưởng bởi các dữ liệu đầu vào, mơ hình, giả định, phương pháp và sự chủ quan của người lập ước tính. Cũng chính vì bản chất khơng chắc chắn này mà ƯTKT dễ bị lợi dụng để đạt được các lợi ích riêng cho bản thân người lập ước tính, ảnh hưởng tới tính trung thực và hợp lý của tổng thể BCTC. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đối tượng sử dụng BCTC như các cơ quan Nhà nước có liên quan, nhà đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp, chủ nợ. Trong điều kiện đó, kiểm tốn độc lập đóng vai trị quan trọng trong việc đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả của cuộc kiểm tốn. Cơng việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên BCTC, bao gồm đánh giá tính hợp lý về các ƯTKT của BGĐ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều các vụ gian lận nghiêm trọng bị phát hiện, trong đó khơng thể bỏ qua trách nhiệm của KTV và DNKT. Vì vậy, để nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của thơng tin trên BCTC, cần nâng cao CLKT nói chung và đặc biệt là CLKT các ƯTKT. Dựa trên tính cấp thiết của vấn đề đặt ra, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 3 nhân tố có ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT bao gồm: (1) Năng lực chuyên môn của KTV, (2) Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV, (3) Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT. Cả 3 nhân tố này đều có tác động cùng chiều đến CLKT ƯTKT. Cụ thể, khi năng lực chun mơn của KTV càng cao và có thái độ hồi nghi nghề nghiệp càng thích hợp thì CLKT ƯTKT càng tốt, ben cạnh đó KSNB của đơn vị kiểm tốn càng hữu hiệu thì CLKT ƯTKT cũng sẽ càng được cải thiện hơn.

5.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn ước tính kế tốn

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã trình bày ở Chương 4, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị trong việc nâng cao CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM tương ứng với các nhân tố đã được xác định.

5.2.1. Năng lực chuyên môn của KTV

Kết quả nghiên cứu ở Chương 4 đã chỉ ra rằng Năng lực chuyên môn của KTV là nhân tố tác động mạnh nhất đến CLKT ƯTKT. Dựa trên kết quả đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn của KTV như sau:

Quy trình tuyển dụng đầu vào:

 DNKT phải đưa ra các yêu cầu cụ thể phù hợp với từng vị trí tuyển dụng, khơng lợi dụng các mối quan hệ quen biết trong công tác tuyển dụng.

 Quy trình tuyển dụng phải được thiết kế và áp dụng chặt chẽ, bao gồm nhiều khía cạnh để sàng lọc ứng viên, tìm ra những người có tố chất nghề nghiệp cả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 77 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)