Năng lực chuyên môn của KTV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 85 - 86)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán ước tính kế tốn

5.2.1. Năng lực chuyên môn của KTV

Kết quả nghiên cứu ở Chương 4 đã chỉ ra rằng Năng lực chuyên môn của KTV là nhân tố tác động mạnh nhất đến CLKT ƯTKT. Dựa trên kết quả đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực chun mơn của KTV như sau:

Quy trình tuyển dụng đầu vào:

 DNKT phải đưa ra các yêu cầu cụ thể phù hợp với từng vị trí tuyển dụng, khơng lợi dụng các mối quan hệ quen biết trong công tác tuyển dụng.

 Quy trình tuyển dụng phải được thiết kế và áp dụng chặt chẽ, bao gồm nhiều khía cạnh để sàng lọc ứng viên, tìm ra những người có tố chất nghề nghiệp cả về kiến thức lẫn đạo đức.

 Chú trọng đến trình độ chun mơn bằng cách tuyển dụng những nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành kế tốn, kiểm tốn, tài chính với kết quả học tập và xếp loại đạo đức ở mức mà DNKT cho là phù hợp với yêu cầu cơng việc.

Q trình đào tạo:

 DNKT cần phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo nhân viên về chuyên môn để phù hợp với yêu cầu công việc, cụ thể mỗi khi luật, thông tư, quy định mới được ban hành và áp dụng, DNKT nên tạo điều kiện để nhân viên tham gia các lớp cập nhật kiến thức do các tổ chức nghề nghiệp tổ chức hoặc mời những chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm phổ biến về những nội dung mới.

 DNKT cần phải xác định rõ từng vị trí, nhiệm vụ cơng việc của từng cấp bậc nhân viên gắn liền với yêu cầu công việc của họ, từ đó tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn phù hợp và định kỳ để đáp ứng được yêu cầu công việc, kết hợp với các biện pháp đánh giá kết quả mà nhân viên đạt được: phiếu đánh giá, kiểm tra, giám sát trong quá trình đào tạo và cập nhật kiến thức.

 Theo dõi, thống kê các chương trình đào tạo, số giờ cập nhật kiến thức mà KTV đã tham gia, cũng như tổ chức kiểm tra định kỳ kiến thức của nhân viên; thu thập thơng tin đánh giá của nhân viên về chương trình đào tạo, từ đó xây dựng, sửa đổi chương trình đào tạo hiện có để phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp; đề ra các kế hoạch đào tạo cho năm sau.

 DNKT cần phải có chính sách giữ chân nhân viên, đặc biệt là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đã có chứng chỉ KTV hành nghề bằng cách hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhân viên đã có chứng chỉ KTV tham dự đầy đủ các lớp cập nhật kiến thức do VACPA tổ chức, khuyến khích, hỗ trợ nhân viên đủ điều kiện được tham gia ôn tập và thi lấy chứng chỉ KTV.

 Bên cạnh các hành động của DNKT, bản thân KTV cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết, không chỉ là các kiến thức chuyên môn về kế tốn, kiểm tốn mà cịn về kinh tế, tài chính, phân tích, thống kê,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)