Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 87 - 89)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán ước tính kế tốn

5.2.3. Tính hữu hiệu của KSNB liên quan ƯTKT

Như kết quả nghiên cứu đã trình bày ở Chương 4, nhân tố thứ ba có ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT là Tính hữu hiệu của KSNB liên quan đến các ƯTKT. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề về KSNB liên quan ƯTKT vẫn chưa được quan tâm đúng mức. KTV vẫn thường ít tập trung thực hiện các thủ tục kiểm soát mà chỉ chú trọng vào các thủ tục thử nghiệm cơ bản đối với các ƯTKT. Do đó, khoản mục này thường phát sinh các sai phạm và gian lận. Để nâng cao KSNB đối với các ƯTKT, từ đó nâng cao CLKT khoản mục này, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Đối với doanh nghiệp được kiểm toán

- Trao đổi giữa BGĐ doanh nghiệp về những ƯTKT cần lập trong kỳ và phân tích các rủi ro trong hoạt động SXKD để xem xét ƯTKT nào cần thực hiện.

- Lựa chọn chính sách kế tốn phù hợp và quy định quy trình ước tính cho từng loại ƯTKT để có thể thiết kế mơ hình ƯTKT hợp lý nhất.

- Phân cơng rõ ràng giữa việc xét duyệt, thực hiện và kiểm tra các ƯTKT. ƯTKT phải được xét duyệt bởi BGĐ hoặc những người đứng đầu đơn vị, sau đó được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và kiến thức tốt về ƯTKT cũng như hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Người thực hiện soát xét ƯTKT phải là những người có chun mơn cao để có thể phát hiện ra sai sót hoặc gian lận nếu có, và quan trọng là phải độc lập với những người lập ước tính.

- Đối với từng ước tính cụ thể, cần xây dựng các thủ tục kiểm sốt chặt chẽ cho từng chu trình kinh doanh có chứa ƯTKT đó.

- Trong trường hợp ƯTKT phức tạp, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của chuyên gia bên ngồi về nguồn dữ liệu đầu vào, mơ hình, phương pháp lập ước tính,… thì cần phải kiểm tra lại về độ tin cậy, mức độ hợp lý, của các dữ liệu đầu vào, mơ hình, phương pháp mà các chuyên gia sử dụng để lập ước tính nhằm đảm bảo sự hợp lý tương đối của ƯTKT.

Đối với DNKT và KTV:

- Tìm hiểu ban đầu về KSNB và đánh giá rủi ro kiểm sốt sơ bộ đối với từng chu trình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch. Các ƯTKT là khoản mục phức tạp và trọng yếu trên BCTC, đồng thời mơ hình ước tính phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm SXKD cũng như KSNB và thường gắn với các chu trình kinh doanh. Do đó, thơng qua quy trình tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm sốt đối với từng quy trình, KTV có thể đánh giá được KSNB liên quan đến từng ước tính và rủi ro kiểm sốt của chúng.

- Tìm hiểu ảnh hưởng của công nghệ thơng tin đến tính hữu hiệu của KSNB. Đối với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm ghi sổ, lập ƯTKT và BCTC tự động trên phần mềm thì KTV cần thực hiện thêm thủ tục đánh giá mức độ áp dụng phần mềm cũng như những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng các phần mềm đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)