Kiểm định sự khác biệt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.9. Phương pháp kiểm định mơ hình nghiên cứu

3.9.5. Kiểm định sự khác biệt

Tác giả sử dụng kiểm định Independent Sample T-Test để kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của 2 mẫu độc lập khi muốn so sánh giá trị trung bình của 1 biến phụ thuộc có phân phối chuẩn theo hai nhóm giá trị của 1 biến độc lập khơng. Kiểm định này cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể. Phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc phân tán của dữ liệu quan sát.

- Nếu Sig. trong kiểm định Levene’s Test < 0,05 thì phương sai của 2 tổng thể là khác nhau, sử dụng giá trị Sig T-Test ở Equal variances not assumed. Nếu giá trị Sig. T-Test < 0,05 thì sẽ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và nếu Sig. T-Test ≥ 0,05 thì khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

- Trong trườg hợp Sig. Levene’s Test ≥ 0,05 thì phương sai giữa 2 tổng thể là không khác nhau, sử dụng giá trị Sig T-Test ở hàng Equal variances assumed. Khi giá trị Sig T-Test < 0,05, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,

Trong trường hợp cần so sánh giá trị trung bình mà biến định tính có từ nhiều nhóm giá trị để so sánh, tác giả sử dụng kiểm định sự khác biệt trung bình bằng phương pháp One-way Anova.

- Nếu hệ số Sig. của Levene Statistic ≥ 0,05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính khơng khác nhau, xem tiếp kết quả ở bảng Anova. Nếu Sig. ở bảng Anova < 0,05 thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Còn nếu Sig. ở bảng Anova ≥ 0,05 thì khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

- Trường hợp Sig. của Levene Statistic < 0,05 giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm, không thể sử dụng bảng Anova mà sẽ đi vào kiểm định Welch cho trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất. Khi đó, nếu Sig. kiểm định Welch ở bảng Robust Tests < 0.05, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và nếu sig kiểm định Welch ở bảng Robust Tests ≥ 0.05, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thiết kế thang đo, xây dựng bảng câu hỏi và cách thức chọn mẫu, thu thập dữ liệu. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát và phỏng vấn ý kiến chuyên gia để xây dựng và điều chỉnh thang đo. Trong nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng lần lượt các kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu như phân tích Cronbach’s Alpha, EFA,… để kiểm định thang đo và sự phù hợp của mơ hình thơng qua phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết ở Chương 4.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)