Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 65 - 68)

Đặc điểm Cỡ mẫu (N=153) Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 78 51,0 Nữ 75 49,0 Chức vụ Chủ phần hùn/ Giám đốc 6 3,9

Chủ nhiệm kiểm toán 5 3,3

Trưởng nhóm kiểm tốn 63 41,2

Kiểm toán viên 20 13,1

Trợ lý kiểm toán 59 38,6

Kinh nghiệm

Dưới 01 năm 5 3,3

Từ 01 năm đến dưới 05 năm 88 57,5

Từ 05 năm đến dưới 10 năm 30 19,6

Từ 10 năm đến dưới 15 năm 20 13,1

Trên 15 năm 10 6,5 Học vấn Đại học 144 94,1 Sau đại học 9 5,9 Chứng chỉ Chưa có chứng chỉ 93 60,8 CPA, ACCA 1 0,7 CPA 46 30,1 ACCA 3 2,0 Chứng chỉ kiểm toán thực hành do VACPA chứng nhận 2 1,3 Khác 8 5,2 Số KTV 5 KTV 20 13,1 Trên 5 KTV đến dưới 10 KTV 36 23,5 Từ 10 KTV đến dưới 30 KTV 75 49,0 Từ trên 30 KTV 22 14,4 Thành viên hãng kiểm toán Khơng 90 58,8 Có 63 41,2

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp - Phụ lục 4.1.A: Thống kê mô tả đối tượng khảo sát)

Bảng 4.1 thể hiện đặc điểm của mẫu khảo sát, cụ thể như sau:

Về giới tính: Các đối tượng tham gia khảo sát có tỷ lệ giới tính khá đồng đều, cụ

thể tỷ lệ nam chiếm 51% và tỷ lệ nữ chiếm 49% trong tổng số.

vị trí khác nhau, nhiều nhất là Trưởng nhóm kiểm tốn với số lượng 63 người, chiếm tỷ lệ 41,2%; tiếp đến là trợ lý kiểm toán với số lượng 59 người, chiếm tỷ lệ 38,6%; chiếm tỷ lệ ít hơn là các đối tượng khảo sát giữ các chức vụ cao hơn như: KTV với số lượng 20 người, chiếm tỷ lệ 13,1%; Chủ phần hùn/Giám đốc với số lượng 6 người, chiếm tỷ lệ 3,9% và cuối cùng là Chủ nhiệm kiểm toán với số lượng 5 người, chiếm tỷ lệ 3,3%.

Về kinh nghiệm (thời gian làm việc): Trong số các đối tượng được khảo sát, có

5 người với thười gian làm việc dưới 1 năm, chiếm tỷ lệ 3,3%; 88 người có thời gian làm việc từ 1 năm đến dưới 5 năm, chiếm tỷ lệ 57,5%; 30 người có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm đến dưới 10 năm, chiếm tỷ lệ 19,6%; 20 người có thời gian làm việc từ 10 năm đến dưới 15 năm, chiếm tỷ lệ 13,1% và có 10 người có kinh nghiệm làm việc trên 15 năm, chiếm tỷ lệ 6,5%.

Về trình độ học vấn: 144 người tham gia khảo sát có trình độ Đại học, chiếm tỷ

lệ 94,1% và 9 người có trình độ sau đại học, chiếm tỷ lệ 5,9%.

Về chứng chỉ nghề nghiệp có liên quan của đối tượng khảo sát: trong tổng số

đối tượng được khảo sát, số người chưa có chứng chỉ là 93 người, chiếm tỷ lệ 60,8%; 46 người có chứng chỉ KTV, chiếm tỷ lệ 30,1%; 3 người có chứng chỉ ACCA, chiếm tỷ lệ 2%, 1 người có cả chứng chỉ CPA và ACCA, chiếm tỷ lệ 0,7%, 2 người có chứng chỉ kiểm tốn thực hành do VACPA chứng nhận, chiếm tỷ lệ 1,3% và 8 người có chứng chỉ nghề nghiệp khác, chiếm tỷ lệ 5,2%.

Các đặc điểm của DNKT

- Số lượng KTV đăng ký hành nghề kiểm toán: 153 đối tượng khảo sát trên

thuộc 61 DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM. Trong đó,14 cơng ty có 5 KTV, chiếm tỷ lệ 23%; 19 công ty có trên 5 KTV đến dưới 10 KTV, chiếm tỷ lệ 31%; 24 cơng ty có từ 10 đến dưới 30 KTV, chiếm tỷ lệ 39% và 4 công ty có từ 30 KTV trở lên. Bên cạnh đó, số lượng đối tượng khảo sát làm việc trong các cơng ty có 5 KTV là 27 người, chiếm tỷ lệ 18%; 37 đối tượng làm việc trong các công ty có từ 5 đến dưới 10 KTV, chiếm tỷ lệ 24%; 74 đối

tượng làm việc trong các cơng ty có từ 10 đến dưới 30 KTV, chiếm tỷ lệ 48% và 15 đối tượng làm việc trong các cơng ty có từ trên 30 KTV, chiếm tỷ lệ 10%.

- Thành viên của hãng kiểm tốn: có 17 cơng ty trong số 61 cơng ty tham gia

khảo sát là thành viên của các hãng kiểm toán, chiếm tỷ lệ 27,9%, còn lại 44 cơng ty khơng là thành viên của hãng kiểm tốn nào, chiếm tỷ lệ 82,1%.

4.2.2. Thống kê mô tả thang đo

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ƯTKT của các DNKT độc lập trên địa bàn TP. HCM. Tác giả thực hiện thống kê mô tả cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc, sau đó phân tích tỷ lệ phần trăm ý kiến của các đối tượng khảo sát.

Nhìn chung, tất cả các biến quan sát đều có giá trị trung bình cao hơn giá trị trung bình kỳ vọng (3,0) và khơng có sự khác biệt lớn giữa các biến quan sát trong cùng một biến. Từ đó, cho thấy các đối tượng khảo sát có ý kiến khá tương đồng.

Phụ lục 4.1.B: Thống kê mô tả thang đo

4.2.3. Phân tích và đánh giá thang đo

4.2.3.1. Kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Như Chương 3 đã trình bày, thang đo được đánh giá tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể > 0,6 và Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0,3. Qua kiểm định, kết quả tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha của 6 biến độc lập là các nhân tố tác động đến CLKT ƯTKT và 1 biến phụ thuộc là CLKT ƯTKT như sau:

 Các biến độc lập Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV, Tính hữu hiệu của

KSNB liên quan ƯTKT, Sự hỗ trợ của chuyên gia, Môi trường pháp lý liên quan ƯTKT đều thỏa mãn điều kiện hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể > 0,6. Hệ

số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều > 0,3.

 Biến độc lập Năng lực chuyên môn của KTV có hệ số Cronbach’s Alpha tổng

thể = 0,631; tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát NL4 = 0,046 < 0,3 nên bị loại khỏi mơ hình. Tác giả tiến hành kiểm định lại hệ số Cronbach’s

Alpha của biến độc lập này và nhận được kết quả hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên 0,735 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát còn lại đều > 0,3.

 Biến độc lập Sự không chắc chắn của dữ liệu, giả định, mơ hình và phương

pháp lập ƯTKT có hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể = 0,653 và hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát KC5 = 0,126 < 0,3. Vì vậy, sau khi loại bỏ biến quan sát KC5 ra khỏi mơ hình, tác giả tiến hành kiểm định lại hệ số Cronbach’s Alpha và nhận được kết quả hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể lúc này đã tăng lên 0,804; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát còn lại đều lớn hơn 0,3.

Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến và các biến quan sát còn lại đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ước tính kế toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập trên địa bàn TP HCM (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)