CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3 KHAI THÁC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT
…liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sự tiện nghi, yêu cầu thẩm mỹ, tâm lý của con người nhìn chung khơng bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm. Các nguồn phế thải được xử lý, tái chế kịp thời, tăng cường đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất, tăng nguồn vốn xã hội dành cho bảo vệ môi trường, khả năng kiểm sốt của chính quyền đối với các hoạt động kinh tế - xã hội và ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng được nâng cao.
1.2.3.3 Chỉ tiêu về tài nguyên thiên nhiên
Trong xã hội có sự phát triển bền vững đối với các tài nguyên tái tạo được cũng phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý, tránh lãng phí; cịn đối với tài nguyên không tái tạo được phải được sự dụng trong phạm vi khôi phục về số lượng và chất lượng bằng con đường tự nhiên và nhân tạo. Các tài nguyên này phải được sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế và được bổ sung thường xuyên bằng các tài nguyên thay
thế thiên nhiên hoặc nhân tạo.
1.2.3.4 Chỉ tiêu về văn hóa – xã hội
Xã hội bền vững phải là một xã hội trong đó phát triển kinh tế đi đơi với cơng bằng về các quyền lợi xã hội như: có cơng ăn việc làm ổ định, đảm bảo quyền kinh tế - xã hội khác, giảm bớt khoảng cách của người giàu và người nghèo trong xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục – đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội phải được chăm lo, các giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc và cộng đồng phải được bảo vệ và phát huy.
1.3 KHAI THÁC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRIỂN BỀN VỮNG
Đối với du lịch thì tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất. Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu
trúc và chun mơn hóa của vùng du lịch.
Sự đa dạng về số lượng và chất lượng cũng như mức độ kết hợp các loại tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Vì vậy, nếu một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại với chất lượng cao, có sức hấp dẫn du khách lớn thì sức thu hút và phát triển du lịch càng mạnh.
Do vai trò hết sức quan trọng của tài nguyên du lịch, nên việc khai thác, bảo vệ các loại tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững là rất cần thiết. Bởi vì nếu khơng khai thác, bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý thì có thể đe dọa nghiệm trọng
19
đến chất lượng môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học, và ảnh hưởng đến môi trường hoạt động du lịch.
Những lĩnh vực ưu tiên trong khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch theo hướng bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bao gồm:
+ Tài nguyên địa hình: Khai thác, sử dụng một cách hợp lý và bền vững tài
nguyên địa hình đặc biệt là đối với các dạng địa hình đặc biệt như: địa hình Karstơ, địa hình ven biển. Bảo vệ, tơn tạo các dạng địa hình và hạn chế tối đa việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của các dạng địa hình. Thơng qua việc bảo vệ rừng các dự án quy hoạch phát triển du lịch có thể giúp cho việc bảo vệ các dạng địa hình núi khơng bị xói mịn, rửa trơi và các địa hình bờ biển, bãi triều, hạn chế bị xâm thực.
+ Tài nguyên khí hậu: Khai thác theo mùa tùy theo điều kiện khí hậu của từng
vùng hoặc có thể khai thác quanh năm, mỗi mùa thì lại có loại hình du lịch khác nhau, và chủ yếu người ta thường khai thác vào mùa hè, vì khí hậu mùa hè thích hợp cho nhiều loại hình du lịch phát triển. Bên cạnh đó cần giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu đối với con người bằng cách: tích cực trồng cây xanh, xây dựng hệ thống xử lý nhằm hạn chế khói bụi, khí thải độc hại ở các nhà máy, khu công nghiệp, xử lý nghiêm các nhà máy, khu cơng nghiệp cố tình vi phạm luật bảo vệ môi trường.
+ Tài nguyên nước: Khai thác hiệu quả và sử dụng bền vững tài nguyên nước
trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước. Sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí và tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng tài nguyên nước. Chú trọng bảo vệ môi trường các lưu vực sông, bãi biển... Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, các vùng đầu nguồn, nước ngầm…Tăng cường xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải ở các khu du lịch và khu công nghiệp. Tăng cường nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước.
+ Tài nguyên sinh vật: Đối với các lồi sinh vật có số lượng lớn, phổ biến thì
phải khai thác hợp lý và gắn liền với việc bảo vệ đa dạng sinh học. Hạn chế việc khai thác quá mức và khai thác khi chưa đủ tiêu chuẩn cho khai thác. Cịn đối với các lồi động thực vật quý hiếm, đặc hữu có số lượng ít thì phải cố gắng phát hiện và bảo vệ kịp thời, tránh làm mất đi nguồn gien quý hiếm. Tích cực trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng để các loài động vật hoang dã có nơi để cư trú. Xây dựng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn sinh thái để có thể kiểm sốt, bảo vệ các lồi động thực vật q hiếm. Hạn chế việc quá tải về số lượng khách tham quan du lịch đến những khu vực có
20
tính đa dạng sinh học cao, có nhiều lồi động vật hoang dã, q hiếm, nhiều cảnh quan đẹp…
Coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân về các chính sách pháp luật bảo vệ rừng cùng các loài động thực vật quý hiếm, kiên quyết và xử lý nghiêm các hành vi phá hoại gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật. Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để có thể lai tạo các giống mới và bảo tồn được nguồn gien quý hiếm.
+ Đối với các tài nguyên du lịch nhân văn: Bên cạnh việc khai thác các giá trị
nhân văn phục vụ mục đích tham quan du lịch cần phải tơn tạo, bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử, tín ngưỡng, lễ hội…và khơng làm cho các giá trị đó bị mai một mà phải làm cho chúng ngày càng phong phú và đa dạng hơn để có thể thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tập thể cố tình phá loại, làm hư hỏng và làm mất đi các giá trị nhân văn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tìm hiểu và làm rõ những nội dung chung nhất và cơ bản nhất của đề tài. Đó là nêu lên được các khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch, cách phân loại tài nguyên du lịch và trình bày những vai trị quan trọng của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển của ngành du lịch. Đồng thời, chương 1 cịn có các khái niệm phát triển bền vững, du lịch bền vững, đưa ra các cơ sở và chỉ tiêu phát triển bền vững, từ đó có hướng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch một cách hợp lý. Kết hợp tất cả lại cho phép chúng ta có cơ sở để nghiên cứu về đề tài.
Tóm lại chương 1 là chương mở đầu của đề tài luận văn cũng là chương cung cấp những kiến thức cơ sở, nền tảng để người đọc có nhận thức và định hướng đúng đắn để tìm hiểu tiếp chương 2.
21
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH KIÊN GIANG
2.1.1 Vị trí địa lí
(Nguồn: Vụ kế hoạch tỉnh Kiên Giang) Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
Tọa độ địa lý:
+ Phần đất liền: từ 9°23′50" đến 10°32′30" độ vĩ Bắc và từ 104°40′ đến 105°32′40" độ kinh Đông.
+ Phần biển và hải đảo: từ 100 đến 10027’ độ vĩ Bắc và từ 103050’10” đến 104050’ độ kinh Đông.
Các điểm cực:
+ Điểm cực Bắc: xã Tân Khánh Hoà, huyện Kiên Lương. + Điểm cực Nam: xã Vinh Phong, huyện Vĩnh Thuận. + Điểm cực Tây: xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên.
22
Kiên Giang là một tỉnh ven biển nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lãnh thổ bao gồm hai khu vực: đất liền và hải đảo. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây, cách thủ đơ Hà Nội 1958 km.
Địa giới của tỉnh Kiên Giang tiếp giáp với một số tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và giáp với đường biên giới của một số quốc gia:
+ Phía Đơng: giáp Cần Thơ và Hậu Giang, Đông Bắc: giáp An Giang, Đông Nam: giáp Bạc Liêu.
+ Phía Nam: giáp Cà Mau.
+ Phía Bắc: giáp với Campuchia với đường biên giới dài 54 km. + Phía Tây: giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km.
Vùng biển của Kiên Giang còn tiếp giáp với biển của các nước: Thái Lan, Campuchia và Malaysia. [4]
Tóm lại: Kiên Giang có vị thế địa lý, chính trị quan trọng là điểm tựa của Việt
Nam trong vịnh Thái Lan, cách vùng phát triển công nghiệp và du lịch nổi tiếng Đông Nam Thái Lan khoảng 500 km, cách vùng phát triển phía Đơng Malaysia khoảng 700 km, cách Singapore 1.000 km, gần kề với cửa ngõ Campuchia phía Tây Nam. Dó đó Kiên Giang có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải, hàng không và mậu dịch quốc tế.
2.1.2 Các đơn vị hành chính
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị và thành phố, bao gồm:
Thành phố Rạch Giá: là Đô thị loại 3 và là trung tâm tỉnh. Thị xã Hà Tiên.
13 Huyện: huyện Kiên Lương, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu
Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành. [4]
2.1.3 Điều kiện tự nhiên
Diện tích: 6.346 km² (trong đó đất liền là 5.668 km2 và hải đảo 678 km2) Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, đồi núi và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phần hải đảo chủ yếu là địa hình đồi núi, xen kẽ đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên. Đường bờ biển của Kiên Giang dài 200 km, vùng biển rộng 63
23
ngàn km2 với hai huyện đảo và 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất có diện tích 573 km2.
Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,60C. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai, khơng rét, khơng có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng.
Kiên Giang có hệ thống sơng ngòi kênh rạch dày đặc với tổng chiều dài 2.054 km. Trong đó có 3 con sơng lớn: Sơng Cái Lớn, sơng Cái Bé, sông Giang Thành. Về đất đai Kiên Giang có 4 vùng chính: vùng phù sa ngọt thuộc tây sơng Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải.
Ngồi ra Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khống sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò. Trữ lượng đá vơi tồn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn. Than bùn, ước tính cịn khoảng 150 triệu tấn. Bên cạnh đó với vùng biển rộng 63 ngàn km2 Kiên Giang có tiềm năng thủy hải sản rất lớn. [4]
2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số toàn tỉnh Kiên Giang năm 2011 đạt gần 1.714.100 người, mật độ dân số đạt 270 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 466.100 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.248.000 người. Về dân tộc, Kiên Giang là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau, trong đó người Kinh chiếm đa số.
Về lao động việc làm trong nền kinh tế quốc dân đạt 1.073 ngàn người vào năm 2010. Thực trạng lao động có xu hướng chuyển dịch từ lao động nơng nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với trung bình cả nước.
Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ quần chúng, hội chợ triển lãm… được phát triển sâu rộng, xã hội hóa về văn hóa thơng tin ngày càng mở rộng. Mạng lưới y tế cơ sở được đảm bảo, đến năm 2010 có 97% số xã có trạm y tế, 83.3% ấp có trạm y tế, 67% trạm y tế có bác sỹ và 75% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện có hiệu quả chương trình xố đói giảm nghèo, đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,02% năm 2005 xuống còn 7,4% năm 2008, năm 2010 hầu hết các xã đã thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn.
24
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11.81% trong năm 2012, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện. Quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2010 đạt 19.022 tỷ đồng gấp 1,8 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 964 USD gấp 1,6 lần với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Lĩnh vực nơng - lâm - thuỷ sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng lương thực của tỉnh năm 2012 đạt 4.28 triệu tấn, đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực trong đó sản lượng lúa đạt 4.287 ngàn tấn. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản là 548 ngàn tấn.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 16.055 tỷ đồng. Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở 2 lĩnh vực truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông - hải sản.
Thương mại và dịch vụ tăng khá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2012 ước tính khoảng 19.894 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với các mặt hàng chủ lực là gạo, thuỷ sản, tiêu… giá trị xuất khẩu 2010 đạt trên 500 triệu USD.
Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng nhanh, từ 2005 - 2010 đã huy động các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn với 42 ngàn tỷ đồng. Các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể phát triển mạnh, hiện có hơn 3.600 doanh nghiệp với vốn đăng ký 7.053 tỷ đồng và 33.500 hộ kinh doanh (năm 2010 tăng 9.700 hộ so năm 2005). Thu hút 12 dự án nước ngoài (FDI), vốn đầu tư đăng ký 2,1 tỷ USD.
Có thể nói, những năm qua thành tựu mà tỉnh Kiên Giang đạt được là cơ bản, to lớn và khá tồn diện. Kinh tế - xã hội có tiến bộ vượt bậc từ khi đổi mới đến nay, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin phấn khởi và tạo đà quan trọng cho