CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG GIA
2005 – 2010
2.3.1 Khách du lịch
Tổng số lượt khách du lịch đến các khu du lịch và cơ sở lưu trú năm 2010 là 4.335.986 lượt. Về tốc độ tăng trưởng khách du lịch trong giai đoạn 2005 – 2010 đạt 15.2%, trong đó tăng trưởng khách quốc tế là 10%, khách nội địa là 15.4%, cụ thể:
Bảng 2.3. Hiện trạng khách du lịch Đơn vị: Lượt khách TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TT BQ (%) 1 Khách DL tỉnh KG 2,136,000 2,561,035 3,131,271 3,308,908 3,853,795 4,335,986 15.2 1.1 Khách quốc tế 75,160 64,604 73,897 94,196 73,542 121,304 10.0 1.2 Khách nội địa 2,060,840 2,497,431 3,057,374 3,215,712 3,780,253 4,214,782 15.4 2 Khách DL Phú Quốc 138,620 157,369 172,240 168,500 207,692 328,746 18.9 2.1 Khách quốc tế 34,880 46,397 52,612 50,000 68,178 97,641 22.9 2.2 Khách nội địa 103,740 110,972 119,628 118,050 139,514 231,105 17.4 3 Khách DL Kiên Giang 1,997,380 2,403,666 2,959,031 3,140,408 3,646,103 4,007,240 14.9 1.2.1 Khách các khu du lịch 1,400,000 1,391,070 1,786,398 1,767,585 1,910,802 2,100,559 8.5 1.2.2 Khách tham gia lễ hội 360,000 664,027 756,838 893,396 1,270,550 1,355,045 30.4 1.2.3 Khách sử dụng lưu trú 237,380 348,569 415,795 479,427 464,751 551,636 18.4
Khách trong nước 197,100 330,362 394,510 435,231 459,387 527,973 21.8
Khách quốc tế 40,280 18,207 21,285 44,196 5,364 23,663 -10.1
Nguồn: Sở VHTTT&DL Kiên Giang
Năm 2005, Kiên Giang đón được 2.136 ngàn lượt và đến năm 2010 đạt 4.335 ngàn lượt tăng gấp hơn 02 lần so với năm 2005, xu hướng số lượng khách tăng đều trong các năm và cả 02 loại khách. Đối với khách quốc tế năm 2005 đạt 75.16 ngàn lượt, đến năm 2010 tăng lên 121.304 ngàn lượt, đối với khách nội địa năm 2005 đạt 2.060.84 ngàn lượt nhưng đến năm 2010 tăng lên 4.214.782 ngàn lượt. Điều này chứng tỏ các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang thu hút rất nhiều khách du lịch, trong đó khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ cao.
So sánh tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch tại Phú Quốc giai đoạn 2005 - 2010 là 18.9% cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch tại Kiên Giang chỉ chiếm 14.9%.
45
2.3.2 Doanh thu du lịch
Năm 2010 doanh thu du lịch đạt 574.99 tỷ đồng tăng gấp 2,2 lần so với năm 2005, trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 236,52 tỷ đồng, chiếm 41,3%, doanh thu từ khách du lịch nội địa là 338,47 tỷ đồng, chiếm 48,7%.
Phân tích theo địa bàn thì doanh thu du lịch Phú Quốc đạt 431,88 tỷ đồng, chiếm 75,1%, doanh thu du lịch Kiên Giang đạt 143,11 tỷ đồng, chiếm 24,9%. Theo loại hình kinh doanh thì doanh thu từ dịch vụ lưu trú 557,16 tỷ đồng, chiếm 96,8%, doanh thu bán vé tại các khu du lịch 17,83 tỷ đồng, chiếm 4,2%. Như vậy, năm 2010 doanh thu từ khách du lịch nội địa vẫn chiếm tỷ lệ cao so với khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch Phú Quốc chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu du lịch toàn tỉnh Kiên Giang, điều này đồng nghĩa với mức chi tiêu của khách du lịch tại Phú Quốc cao hơn du lịch Kiên Giang. Doanh thu dịch vụ lưu trú chiếm đa số so với doanh thu từ bán vé tại các khu du lịch.
So sánh doanh thu du lịch tỉnh Kiên Giang với các tỉnh ĐBSCL.
Bảng 2.4. So sánh thu nhập du lịch một số tỉnh ĐBSCL với Kiên Giang Đơn vị: Tỷ đồng Tỉnh ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Kiên Giang Tỷ đồng 206 361 361 372 465 575 An Giang % 41 25 32 46 43 49 Cần Thơ % 112 75 100 114 98 98 Cà Mau % 35 20 14 100 32 30 Bến Tre % 40 29 36 48 38 45
(Nguồn: Thống kê của Viện NCPTDL)
So sánh doanh thu du lịch của Kiên Giang với một số tỉnh thuộc ĐBSCL tại bảng 2.4 cho thấy doanh thu du lịch của tỉnh Kiên Giang chiếm tỷ lệ cao hơn các tỉnh trong khu vực: An Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre. Doanh thu du lịch của tỉnh Kiên Giang luôn đứng đầu so với các tỉnh trong khu vực và tăng liên tục từ 2005 - 2010. Điều này cho thấy, du lịch tỉnh Kiên Giang đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua.
2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở lưu trú
Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh Kiên Giang là 8.4%, về số lượng phòng là 9.9%, về chất lượng lưu trú là 29.2% và công suất sử dụng phịng trung bình là 40%, cụ thể:
46
+ Về số lượng: Năm 2005 tồn tỉnh Kiên Giang có 150 cơ sở đến năm 2010 có 225 cơ sở, trong đó Phú Quốc là 61 cơ sở, du lịch Kiên Giang là 164 cơ sở.
+ Về số lượng phịng: Năm 2005 có 2.564 phịng đến năm 2010 tăng lên 4.105 phòng, đạt tiêu chuẩn chất lượng là 510 phòng.
+ Về phân loại chất lượng cơ sở lưu trú: Năm 2005 tổng số cơ sở được xếp hạng chất lượng là 10 cơ sở chiếm 15% số lượng khách sạn, trong đó Phú Quốc là 5 cơ sở chiếm 50%. Năm 2010 có 36 cơ sở chiếm 16% so với số lượng khách sạn, trong đó du lịch Phú Quốc là 10 cơ sở, chiếm 27%.
Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh nhưng chất lượng tăng chậm, cơ sở đạt tiêu
chuẩn chất lượng cao có số lượng khơng đáng kể, cơng suất sử dụng phòng thấp.
Vận chuyển khách du lịch.
Dịch vụ vận chuyển trên địa bàn Kiên Giang bao gồm các loại như sau:
- Vận chuyển bằng đường hàng khơng: tỉnh Kiên Giang có 2 sân bay: sân bay
Rạch Giá và sân bay quốc tế Phú Quốc. Trung bình hàng ngày có từ 5-12 chuyến vận chuyển hàng trăm lượt khách đi và đến Kiên Giang.
- Vận chuyển bằng đường thủy: Hiện nay, trên địa bàn có 3 hãng kinh doanh vận
chuyển du lịch bằng tàu với 12 tàu có chất lượng cao và 62 tàu vận chuyển khách tham quan đảo, thực hiện các dịch vụ câu cá, lặn biển... tập trung nhiều ở đảo Phú Quốc, một số đảo tại Kiên Lương và Kiên Hải.
- Vận chuyển bằng đường bộ: Công ty vận chuyển khách du lịch chuyên nghiệp
trên địa bàn có 4 đơn vị với số lượng 33 xe trên 35 chổ ngồi và 56 xe từ 5 chổ đến 30 chổ tập trung địa bàn Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên...
Dịch vụ ăn uống.
Cơ sở dịch vụ về ăn uống trên địa bàn Kiên Giang bao gồm nhà hàng, quán ăn, các tiệm coffee-shop, bar... với chất lượng cũng rất khác nhau. Hiện nay, có 67 nhà hàng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế, tập trung tại đảo Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên và một số khu du lịch ven biển.
Dịch vụ vui chơi giải trí.
Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch chỉ mới dừng lại vào các loại hình: cơng viên cơng cộng, các dịch vụ văn nghệ, thể thao như công viên An Hòa, sân vận động, nhà hát, các trung tâm đờn ca tài tử... nhưng số lượng chưa nhiều, chất lượng còn hạn chế.
47
Hiện nay, trên địa bàn đã có mạng lưới bưu cục phát triển rộng khắp, tồn tỉnh có 33 bưu cục. Mạng thơng tin liên lạc phủ sóng đến các xã, lãnh hải và một số đảo, ước đến năm 2010 đạt gần 1 triệu máy điện thoại thuê bao, số thuê bao internet ước đạt 29.360 thuê bao. Tăng trưởng dịch vụ internet bình quân các năm qua là 55%, gấp 5 lần tăng trưởng kinh tế chung.
Cấp điện, cấp thốt nước và vệ sinh mơi trường
- Cấp điện: Tồn tỉnh có 140/142 xã phường, thị trấn sử dụng điện từ lưới điện quốc
gia và từ trạm phát điện do nhà nước đầu tư, trong đó ở đất liền có 100% số xã, các đảo có 15/17 xã. Các điểm du lịch đều có điện phục vụ khách du lịch.
- Cấp thoát nước:
+ Cấp nước: Trên địa bàn có 12 nhà máy cung cấp nước sạch với công suất thiết kế 60.700m3/ngày/đêm. Nước sạch đáp ứng được 81,78% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.
+ Thốt nước và vệ sinh mơi trường: Khu vực thành phố, thị xã đã có hệ thống thu gom nước thải nhưng còn sử dụng chung với thoát nước mưa, nước sinh hoạt, nước thải sản xuất xả trực tiếp ra sông rạch. Vùng nơng thơn chưa có hệ thống thốt nước. Vấn đề vệ sinh môi trường được cải thiện trong vài năm gần đây, các khu vực ô nhiễm đã được khắc phục, công tác thu gom rác và xử lý rác thải được chú trọng nên đường sá khang trang, sạch sẽ. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường chưa được thường xuyên nên vẫn cịn hiện tượng ơ nhiễm cục bộ tại một số nơi kể cả các khu du
lịch. (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 – Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục du lịch).