CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2 GIẢI PHÁP CHUNG NHẰM KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ
NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
Để có thể khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang một cách hợp lý và bền vững nhằm mục đích phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì ta cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:
Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý của nhà nước và các sở, ban ngành liên quan đến hoạt động du lịch.
Nhà nước cần có những chính sách, kế hoạch, chiến lược cụ thể về đầu tư phát triển du lịch đối với tỉnh Kiên Giang và đặc biệt là các chính sách, quy định về việc khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Cần thực hiện các chương trình lồng ghép nhiệm vụ khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường vào các mục tiêu và hoạt động phát triển của ngành theo hướng phát triển bền vững. Xây dựng quy trình, kế hoạch tổng thể về duy trì, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên một cách hợp lý và lâu dài.
Quy hoạch tổng thể đối với các dự án khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên.
Đầu tư quy hoạch tổng thể trong khai thác và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên trên cơ sở có sự gắn kết giữa các điểm du lịch, các trung tâm du lịch của vùng và của khu vực. Ưu tiên đầu tư cho các dự án khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên có hiệu quả và có giải pháp cụ thể để giải quyết ơ nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm triển khai các dự án khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên đã được phê duyệt ở những địa danh vốn đã nổi tiếng như Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, U Minh Thượng...Đồng thời nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nhất là xây dựng loại hình hoặc tour du lịch đặc trưng, vốn là thế mạnh của tỉnh như: du lịch sinh thái biển - đảo, du lịch sinh thái, bảo tồn tự nhiên; du lịch nghỉ dưỡng… Trong đó, nổi bật là các dự án khai thác lợi thế,
56
tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên trên đảo Phú Quốc để phát triển nơi đây trở thành trung tâm du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Chú trọng đầu tư khoa học – công nghệ và tăng cường hợp tác trong khai thác tài nguyên, phát triển du lịch.
Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ mới để kịp thời phát hiện, lai tạo, duy trì nguồn gien của các loài động thực vật quý hiếm và các loài đặc hữu. Bên cạnh đó ngành du lịch cần phối hợp với cơ quan quản lý, viện nghiên cứu tiến hành nghiên cứu có hệ thống các loại tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn của tỉnh, đặc biệt là tài nguyên sinh vật và môi trường du lịch đáp ứng yêu cầu khai thác, phát triển du lịch bền vững.
Chú trọng và chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố trong nước, nhất là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc ĐBSCL xây dựng các phương án, kế hoạch hợp tác nhằm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên một cách cụ thể, thiết thực và hiệu quả. Bên cạnh đó, khơng ngừng mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch với các nước, các tổ chức UNWTO, ASEAN... để tranh thủ kinh nghiệm quản lý, khai thác tài nguyên, nguồn vốn và cơng nghệ... Trước mắt, đẩy nhanh việc kí kết các kế hoạch hợp tác trong khai thác, phát triển du lịch với các nước trong khu vực, nhất là Vương quốc Campuchia và Thái Lan.
Thu hút các nguồn vốn đầu tư trong khai thác tài nguyên và phát triển du lịch.
Huy động tối đa các nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch. Đặc biệt là nguồn vốn trong khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường du lịch:
- Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) theo hướng
đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào các dự án khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên. Nguồn vốn đầu tư này chủ yếu dành cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cho công tác bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên (đặc biệt là các giá trị đa dạng sinh học), hỗ trợ cho công tác quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
- Vốn tích lũy của các doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi suất ưu đãi, nguồn vốn đầu tư trong nước, trong dân thông qua Luật Đầu tư, vốn thơng qua cổ phần hóa các doanh nghiệp, tạo nguồn vốn thơng qua hình thức cho th đất trả tiền trước...
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài, vốn đầu tư 100% nước ngoài, vốn ODA (dành cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường...).
57
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch ở những vùng trọng điểm: Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc, U Minh Thượng... với nhiều hình thức như: thơng qua các kênh truyền thơng, báo chí, các sự kiện lễ - hội trong và ngồi tỉnh, đẩy mạnh việc thực hiện chuyên đề, tin, bài viết, tích cực vận động đăng cai tổ chức các hoạt động văn hóa - du lịch, giao lưu văn hóa... cấp quốc gia, quốc tế để xây dựng thương hiệu cho du lịch Kiên Giang nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của du lịch Kiên Giang đến với du khách và các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Qua đó có thể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư, khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh một cách hiệu quả và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với các doanh nghiệp đang khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu lực quản lý về việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên một cách hợp lý và bền vững. Kiên quyết yêu cầu các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường đặc biệt là mơi trường nước, khơng khí bằng cách xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường và khai thác trái phép các loại tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trường thông qua các hình thức: tuyên truyền hội thảo, tập huấn giáo dục học đường, có chính sách động viên khen thưởng các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến công tác tuyên truyền, bảo vệ các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang
Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho HĐDL ở Kiên Giang là nhiệm vụ rất quan trọng. Trước mắt, cần tranh thủ sự hỗ trợ của dự án đào tạo nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch do EU tài trợ để bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, phổ cập kiến thức tin học, ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ du lịch… cho người lao động trong ngành. Về lâu dài, cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực mang tính tồn diện và có chất lượng cao nhằm
58
đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh.
Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp và cán bộ, nhân dân trong tỉnh.
Kiên Giang là tỉnh có mặt bằng dân trí cịn thấp, nên việc nhận thức về pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển du lịch nói chung và khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên theo hướng phát triển bền vững nói riêng cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, địi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể trong tỉnh cần phải tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật nhất là Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh để góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức của cộng đồng, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, đảm bảo cho việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên hiệu quả, lâu dài và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Xã hội hoá du lịch gắn với cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Trong quá trình phát triển du lịch trên địa bàn cần nhận được sự hợp tác của mọi thành viên trong xã hội thơng qua giải pháp xã hội hóa trong phát triển du lịch. Xã hội hóa du lịch thực chất là khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch. Thực hiện xã hội hóa trong cơng tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên và môi trường để phục vụ phát triển du lịch, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.