Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm đại lí khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 58 - 59)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN CỦA

2.4.3. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt của tỉnh rất dồi dào, với hệ thống sơng ngịi kênh rạch chằng chịt và có nhiều con sơng lớn: sơng Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Giang Thành. Nguồn nước mặt có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nên có rất nhiều ngành, nghề và cộng đồng khai thác sử dụng: đặc biệt là trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của người dân. Nhưng đối với ngành du lịch Kiên Giang thì việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ cho phát triển du lịch chưa nhiều. Chủ yếu là khai thác để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách bằng đường thủy, phát triển các loại hình du lịch sơng nước gắn liền với việc tham quan miệt vườn, du thuyền trên sông kết hợp với đờn ca tài tử, thưởng thức đặc sản…

Chất lượng nước mặt: Theo báo cáo Môi trường chiến lược cho thấy: Nước mặt trên địa bàn sơng rạch có tính A xít nhẹ, nhiễm phèn, một số khu vực sông, bến cảng tàu thuyền, khu vực có dân cư đơng, có các cơ sở chế biến, gần chợ có dấu hiệu ô nhiễm nặng TSS, COD, BOD và Coliform…., một số địa bàn đã bị ô nhiễm như nước biển ven bờ tại cảng, cầu cá, dinh Ông Cậu của đảo Phú Quốc, cảng hành khách Rạch Giá...

50

Nguồn nước trong đất của tỉnh rất phong phú. Nước có tính a xít nhẹ, có nhiễm mặn theo từng khu vực, chưa nhiễm phèn và vi sinh đủ tiêu chuẩn cung cấp nước cho cộng đồng và du lịch. Trong du lịch nước trong đất được khai thác để phục du cho nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch nhưng không đáng kể, tập chung chủ yếu là ở đảo Phú Quốc.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm đại lí khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)