ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm đại lí khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 62 - 64)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN

TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

3.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng

Căn cứ theo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”- được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011. Ngồi ra cịn căn cứ theo “Chiến lược phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày

29/02/2012. Bên cạnh đó, tơi cịn căn cứ vào thực trạng khai thác các loại tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh kiên Giang mà đề tài đang nghiên cứu từ đó xây định các định hướng và đưa ra giải pháp kịp thời để phát triển du lịch Kiên Giang và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.

Một số nội dung chính trong “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” bao gồm:

Mục tiêu chung: Phấn đấu đến năm 2015, phát triển du lịch Kiên Giang trở thành

một trong những trung tâm du lịch khu vực ĐBSCL có cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đạt tiêu chuẩn cao, sản phẩm du lịch độc đáo – là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Đến năm 2030 là trung tâm du lịch của vùng Nam Bộ.

Mục tiêu cụ thể:

- Theo đề án này, đến năm 2015 du lịch Kiên Giang sẽ đón 262.000 lượt khách quốc tế và 1.900.000 lượt khách nội địa, 3.285.000 lượt khách tham quan các khu du lịch đạt tổng doanh thu 103,36 triệu USD. Với 1.558 buồng khách sạn, trong đó có 560 phịng đạt tiêu chuẩn chất lượng; thu hút 11.300 lao động, trong đó có 3.500 lao động trực tiếp.

- Năm 2020 sẽ đạt 648.000 lượt khách quốc tế và 4.705.000 lượt khách nội địa. 3.812.000 lượt khách tham quan các khu du lịch đạt tổng doanh thu 290,1 triệu USD. Với 3.550 phòng khách sạn, trong đó có 800 phịng đạt tiêu chuẩn chất lượng; thu hút 18.400 lao động, trong đó có 5.800 lao động trực tiếp.

- Năm 2030 sẽ đạt 1.224.000 lượt khách quốc tế và 6.561.000 lượt khách nội địa. 4.000.000 lượt khách tham quan các khu du lịch đạt tổng doanh thu 132,47 triệu USD.

54

Với 5.470 phịng khách sạn, trong đó có 950 phịng đạt tiêu chuẩn chất lượng, thu hút 31.000 lao động, trong đó có 9.300 lao động trực tiếp.

- Về thị trường du lịch: tập trung khai thác thị trường nội địa, trong đó chú trọng

thị trường từ các đô thị lớn và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Mở rộng thị trường quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường Đông Á, ASEAN, Tây Âu và Đông Âu.

- Về sản phẩm du lịch: phát triển sản phẩm du lịch gắn với các loại hình tắm biển,

sinh thái, nghỉ dưỡng; tham quan danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và các cơng trình văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng, miệt vườn sông nước, làng nghề, thương mại, công vụ, thể thao, vui chơi giải trí, mua sắm…

- Về tuyến du lịch: có các tuyến du lịch quốc tế và liên vùng từ Campuchia - Hà

Tiên - Kiên Lương - Rạch Giá - Phú Quốc và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Từ Tp.Hồ Chí Minh - Rạch Giá - Phú Quốc - các tỉnh ĐBSCL. Các tuyến du lịch địa phương gồm có các tuyến xuất phát từ Rạch Giá, Phú Quốc hoặc Hà Tiên đến các cụm du lịch trong tỉnh.

Với việc phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, ngành du lịch Kiên Giang chắn chắn sẽ trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà. 3.1.2 Định hướng phát triển

Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Một là, huy động tổng hợp mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh,

trong nước và nước ngoài để khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch tự nhiên, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

- Hai là, tập trung quy hoạch, đầu tư có trọng điểm và đồng bộ về xây dựng

KCHT, CSVC -KT ở những nơi có tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên: Hà Tiên, Phú Quốc, U Minh Thượng, Kiên Hải… Bên cạnh đó phải tơn tạo, bảo vệ các danh lam thắng cảnh, VQG, bãi biển và môi trường sinh thái…coi đây là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của du lịch. Xây cơ chế, chính sách để vừa ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển CSVC - KT du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch..., vừa đảm bảo khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch tự nhiên vừa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

- Ba là, khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với giữ gìn, phát huy các

55

du lịch bền vững của tỉnh Kiên Giang. Hướng tới năm 2030 đưa du lịch Kiên Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng Nam Bộ.

- Bốn là, nâng cao chất lượng các loại hình du lịch và phát triển các sản phẩm du

lịch đặc trưng của từng vùng, đặc biệt là phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái để thu hút khách tham quan du lịch.

- Năm là, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng đảo Phú Quốc trở thành đặc khu kinh

tế với trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm đại lí khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)