Tài nguyên khí hậu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm đại lí khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 59)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN CỦA

2.4.4. Tài nguyên khí hậu

Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm: nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,5 – 27,70C. Biên độ nhiệt vào khoảng 2 – 30C, tổng số giờ nắng trong năm bình quân từ 2.500 - 2.720 giờ. Do đó khí hậu của tỉnh Kiên Giang rất thuận lợi để phát triển du lịch.

Trong du lịch khí hậu được khai thác theo mùa: mùa mưa và mùa khô. Và với các đặc điểm đó của khí hậu thì tỉnh Kiên Giang có thể khai thác để phát triển du lịch quanh năm, nhưng chủ yếu là khai thác trong mùa khô từ tháng XII – IV. Do đặc điểm của mùa khô trời nắng nhưng không oi ả, lượng bức xạ dồi dào, mưa rất ít và mùa khơ lại trùng với gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt được hạ thấp. Đây là mùa của các hoạt động du lịch được diễn ra liên tục và nhiều nhất trong năm, với đủ các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, tham quan, nghĩ dưỡng, nghiên cứu, các loại hình vui chơi giải trí trên bờ, dưới biển: bơi lội, lướt sóng, lặn biển, thả điều, cắm trại…

Trong mùa mưa (V đến tháng XI) vẫn có thể khai thác để phát triển du lịch. Vì mưa chỉ kéo dài trong khoảng 15 phút đến 1-2 giờ. Nhưng khi tạnh mưa trời lại nắng, có gió mát. Vì vậy, ngay trong mùa mưa các hoạt động du lịch vẫn có thể được tiến hành. Tuy nhiên mưa cũng gây khơng ít trở ngại đối với việc phát triển du lịch: việc đi lại của du khách và di chuyển của các phương tiện trở nên khó khăn, việc tham quan, vui chơi giải trí bị gián đoạn. Mưa lớn kéo dài kèm theo bão gây sóng to gió lớn ở các vùng biển và ven biển nên tàu thuyền trên biển không thể tiếp tục di chuyển và hoạt động du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm đại lí khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)