CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN CỦA
2.4.2 Tài nguyên địa hình
Kiên Giang là tỉnh có địa hình rất đa dạng và đặc sắc bao gồm: Đồng bằng, đồi núi và các dạng địa hình đặc biệt (địa hình Karst, địa hình ven bờ). Tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng về tài nguyên địa hình để phục cho việc phát triển du lịch chủ yếu tập trung ở các vùng núi và vùng ven biển thuộc khu vực Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Lương… Cịn vùng đồng bằng nơi có dân cư tập chung đơng đúc thì chưa được quan tâm khai thác để phát triển du lịch.
Đối với địa hình vùng núi: Do có sự phân cắt của địa hình và có nhiều cảnh quan đẹp, khơng khí trong lành mát mẻ nên có sức hấp dẫn lớn đối với du khách và có nhiều
49
khả năng khai thác phát triển các loại hình du lịch trên núi: xây dựng các khu nghĩ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, nâng cấp tôn tạo các di tích lịch sử, dã ngoại, leo núi, khám phá hang động… Hiện nay, một số vùng núi đã được khai thác để phát triển du lịch như: núi Tô Châu, núi Kim Dự, núi Bình San, núi Đá Dựng… (thuộc thị xã Hà Tiên), núi Tà Lơn, núi Chúa, núi Mắt quỷ (thuộc Phú Quốc). Bên trong các dãy núi thường có nhiều hang động với những khối thạch nhũ có hình dạng lạ mắt và có nhiều màu sắc khác nhau. Do đó khách tham quan du lịchh có thể vừa leo núi kết hợp với khám phá sự kỳ bí của các hang động Karst: động Mo So, Thạch Động, các hang động trong núi Đá Dựng….Và đặc biệt là ở Hà Tiên cịn có Hịn Phụ Tử là biểu tượng của ngành du lịch Kiên Giang, hằng năm thu hút rất nhiều khách tham quan du lịch.
Địa hình vùng ven biển: Đây là dạng địa hình đặc biệt và có khả năng khai thác phục vụ du lịch rất lớn. Việc khai thác địa hình ven bờ tập chung chủ yếu ở Phú Quốc và Hà Tiên, Kiên Hải vì nơi đây có nhiều bãi tắm đẹp, hoang sơ, địa hình thuận lợi cho việc xây dựng các khu nghĩ dượng, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn. Một số bãi biển đẹp đã được khai thác và hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch: bãi Sao, bãi Kem, bãi Trường, bãi Dài (thuộc Phú Quốc), Mũi Nai (Hà Tiên)…