GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm đại lí khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 67)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3 GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ

NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.3.1 Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch tự nhiên đặc trưng của vùng.

Sản phẩm du lịch, dịch vụ gắn với tài nguyên du lịch biển, đảo.

Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng và đa dạng về tài nguyên biển, đảo: Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Hải, Kiên Lương. Các sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên biển rất đa dạng như: các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển hoặc trên đảo dưới dạng các loại hình lưu trú, các khu du lịch (resorts), các biệt thự, khách sạn, nhà nghỉ dưỡng...; tiềm năng về nguyên liệu thủy hải sản tươi sống như cá, tơm, mực... để chế biến các món ăn đa dạng đáp ứng nhu cầu ăn uống cho khách du lịch, tài nguyên là các hệ sinh thái quý hiếm như: san hơ, cỏ biển, Bị Biển... Ngồi ra có thể xây dựng các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu lại của du khách

59

như: du lịch mạo hiểm, lặn biển, nghiên cứu hệ sinh thái đặc biệt là san hô tại các đảo, du lịch thám hiểm đại dương; tổ chức dịch vụ lướt sóng, câu cá, bơi lội, đua thuyền...

Sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch đồng quê và du lịch miệt vườn sơng nước.

Kiên Giang khơng chỉ có đa dạng sinh học biển, đảo mà còn đa dạng về hệ sinh thái tại các VQG, đồng bằng vùng Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau và có mạng lưới sơng ngịi dày đặc... đây là những tài nguyên quan trọng thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu, nghỉ ngơi thư giãn... Hiện nay, khách du lịch tìm đến các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn ngày càng tăng, trong đó khách du lịch đến VQG U Minh Thượng chiếm tỷ lệ cao, khách du lịch tìm đến các khu vực đó để nghỉ ngơi, thư giãn, tổ chức các dịch vụ.... Vì vậy trong thời gian tới cần lựa chọn một vài điểm để xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao như: các cơ sở lưu trú gắn liền với cộng đồng tại khu vực vùng đệm VQG U Minh Thượng, khu vực các vườn trái cây, sông rạch. Quy hoạch các khu sinh thái động thực vật điển hình để bảo vệ phục vụ cho các đồn khách nghiên cứu tìm hiểu về hệ sinh thái chim, dơi, cá, hệ sinh thái đầm lầy.... Tổ chức các dịch vụ bổ sung du lịch như: đi bộ, chèo thuyền, câu cá trong rừng hay trên sông..., các điểm ngắm cảnh, quan sát hệ sinh thái và tổ chức các dịch vụ ăn uống.

Sản phẩm du lịch gắn liền với danh lam thắng cảnh

Kiên Giang là tỉnh được du khách trong và ngoài nước biết đến với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong đó nổi bật là vùng đất Hà Tiên được mệnh danh là Việt Nam thu nhỏ bởi vừa có núi, có biển lại có đồng bằng màu mỡ và hịn đảo ngọc Phú Quốc với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Do đó việc phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với danh lam thắng cảnh là rất cần thiết để thu hút khách du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.

Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Kiên Giang như: núi Kim Dữ, núi Bình Sơn, Thạch Động, Núi đá Dựng, Đông Hồ, Mũi Nai, hòn Phụ Tử, suối Tranh, Dinh Cậu... Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng này là nơi thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu.

3.3.2 Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư trong khai thác tài nguyên và phát triển KCHT – CSVCKT. nguyên và phát triển KCHT – CSVCKT.

Các dự án ưu tiên đầu tư khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên trên điạ bàn tỉnh tập trung vào 4 vùng có tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên.

Thứ nhất, vùng Hà Tiên - Kiên Lương:

Về khai thác tài nguyên: Xúc tiến các phương án xây dựng để phát triển tài

60

Moso, núi Đá Dựng, khu du lịch Hịn Chơng, Hịn Trẹm. Mở rộng khu du lịch Chùa

Hang, khu du lịch Mũi Nai. Đặc biệt khôi phục, tôn tạo “Thập cảnh Hà Tiên”.

Về KCHT và CSVC-KT du lịch: Khôi phục sân bay Bà Lý, xây dựng bãi đáp trực

thăng và phát triển thủy phi cơ tại quần đảo Hải Tặc; xây dựng cảng Hà Tiên để đưa đón khách du lịch tuyến Hà Tiên - Phú Quốc; xây dựng nhà hàng nổi phục vụ cho kinh doanh ăn uống, sinh hoạt văn hóa và làm nhà sáng tác, nhà trình diễn trên mặt đầm Đông Hồ. Đầu tư thêm khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên; nâng cấp các phiên bản danh thắng Việt Nam đối với quần đảo Bà Lụa, quần đảo Hải Tặc, hang Cá Sấu, Ngọc Tiên tịnh xá, sơng Giang Thành, núi Bình San, cửa Kim Dự. Xây dựng đường quanh Hòn Me và khu mộ liệt sĩ Phan Thị Ràng. Khuyến khích thu hút các nhà đầu tư hoặc hợp tác kêu gọi đầu tư các phương tiện du lịch cao cấp như: trực thăng, thủy phi cơ, du thuyền, các thiết bị bơi lặn, săn bắn dưới đáy biển...

Thứ hai, TP Rạch Giá và vùng phụ cận:

Về khai thác tài nguyên: Thành phố Rạch Giá và vùng phụ cận tiềm năng về tài

nguyên du lịch tự nhiên rất hạn chế mà chủ yếu là phát triển tài nguyên du lịch nhân văn như các làng nghề truyền thống, trùng tu đền, chùa, nhà bảo tàng, phát triển phố ẩm thực, phố đi bộ, phố mua sắm, chợ đêm... Về tài nguyên du lịch tự nhiên Kiên Giang có các vườn trái cây xanh tốt và có thể kết hợp với các loại hình du lịch trên sơng nước.

Về KCHT và CSVC-KT du lịch: Nâng cấp cầu cảng tàu du lịch cao tốc, sân bay

Rạch Giá, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính - viễn thơng, điện, nước...Xây dựng mới khách sạn từ 3 sao trở lên với quy mơ từ 50-60 phịng, đồng thời nâng cấp các khách sạn hiện có, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Mở rộng các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, xây dựng cơng viên văn hóa An Hịa với nhiều loại hình vui chơi, giải trí cho nhân dân trong tỉnh và khách tham quan du lịch...

Thứ ba, vùng Bán đảo Cà Mau (U Minh Thượng):

Về khai thác tài nguyên: Khôi phục tài nguyên thiên nhiên và tạo ra sự hấp dẫn

đối với du khách là nhiệm vụ hàng đầu của vùng này. Cụ thể, cần tập trung khôi phục lại những nơi rừng tràm tự nhiên bị chặt phá, bị cháy để bảo vệ cân bằng sinh thái. Từ nay đến năm 2020, tiếp tục ưu tiên phát triển rừng phòng hộ, trồng rừng ở ven lộ kết hợp kinh doanh du lịch cho những năm tiếp theo. Bảo vệ tốt các sân chim và các loài động vật quý hiếm, có phương án bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học để phục vụ tham quan du lịch. Ở những nơi có điều kiện, khuyến khích nhân dân ni ong mật, cá, rắn, rùa... phục vụ cho khách du lịch. Tại vùng này, chủ yếu là khai thác các thế mạnh của khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia U Minh Thượng.

61

Về KCHT và CSVC-KT du lịch: Cần cải tạo nâng cấp Quốc lộ 63 và các đường

giao thông (tỉnh lộ) nối liền Vườn Quốc gia U Minh Thượng với TP Rạch Giá, các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và TP Cà Mau; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc; có cơ chế, chính sách khuyến khích người dân địa phương tại khu vực trung tâm của vùng đầu tư các mơ hình nhà nghỉ bằng vật liệu địa phương (tuy nhiên, phải đạt chuẩn theo quy định về cở sở lưu trú) để phục vụ du khách; đầu tư nâng cấp Vọng Lâm đài để quan sát toàn cảnh khu vực rừng tràm và hồ Hoa Mai từ trên cao; xây dựng một số điểm bảo vệ, và đón khách du lịch đến tham quan.

Thứ tư, vùng biển đảo Phú Quốc:

Trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển tổng thể đảo Phú Quốc nói chung và du lịch nói riêng, quy hoạch phát triển du lịch cần tập trung ở những nội dung sau:

Về khai thác tài nguyên: Khai thác giá trị các bãi biển, đảo, đa dạng sinh học

biển, hệ sinh thái VQG Phú Quốc. Khôi phục lại số rừng tự nhiên bị phá hủy. Cần phân định rõ các khu rừng được phép phục vụ cho việc tham quan của du khách, phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch (Khu du lịch hoang dã và mạo hiểm), phân vùng cho du lịch biển, kiến tạo các tài nguyên nhân văn làm tăng tính hấp dẫn cho các tài nguyên sẵn có để thu hút và giữ chân du khách đến tham quan. Mặt khác, Phú Quốc

phải sớm xây dựng thương hiệu du lịch đặc thù "khác biệt, duy nhất" của mình.

Về KCHT và CSVC-KT du lịch: Tổng số dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa

bàn Phú Quốc được UBND tỉnh Kiên Giang cấp phép đầu tư ước tính khoảng 330 dự án với tổng diện tích 8.732ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 59.176 tỉ đồng. Giai đoạn từ nay đến năm 2015, tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư KCHT như: sân bay, bến cảng nội địa và quốc tế, đường giao thông, điện, nước..., điện thắp sáng, sinh hoạt và sản xuất - kinh doanh trên đảo phải được ưu tiên số một, đảm bảo để các cơ sở dịch vụ du lịch có đủ điều kiện đón khách du lịch theo mục tiêu đặt ra, trước hết là KCHT du lịch và các cơ sở dịch vụ tại các khu vực chủ yếu như Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Cửa Cạn; hình thành được một số khu du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao như: sân golf, casino... Giai đoạn từ 2011 - 2020, tiếp tục đầu tư KCHT, CSVC-KT theo hướng hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch toàn đảo. Từ năm 2020 trở đi phấn đấu xây dựng đảo Phú Quốc là đặc khu kinh tế với trung tâm du lịch sinh thái cao có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

3.3.3 Giải pháp quy hoạch phát triển không gian.

62

Vùng 1: Hà Tiên - Kiên Lương: lấy Hà Tiên là trung tâm phát triển vùng và đầu

tư xây dựng khu du lịch Chùa Hang, Mũi Nai trở thành hai khu du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái hoang dã, kết hợp với tham quan khu danh lam thắng cảnh văn hóa và các sinh hoạt vui chơi giải trí tập thể. Nguồn vốn tập trung huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các cơ sở kinh doanh có mang lại lợi nhuận. Nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch đẵ được quy hoạch. Xác định tuyến du lịch là đường bộ qua cửa khẩu Hà Tiên, đường bộ liên tỉnh. Về cơ sở hạ tầng chủ yếu xây dựng hệ thống đường đi đến các khu, điểm du lịch, các cảng để đón khách. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là nâng cấp các khách sạn đạt tiêu chuẩn 1, 2 sao và xây dựng 1 khách sạn 3 sao tại Hịn Chơng. Đặc biệt xây dựng các sản phẩm du lịch gắn liền với biển đảo, hệ sinh thái.

Vùng 2: Phú Quốc: xác định TT Dương Đông và An Thới là trung tâm du lịch

gắn liền với các khu du lịch tại Cửa Cạn, bãi Trường, Hàm Ninh, bãi Vòng, bãi Thơm, Gành Dầu...và các đảo. Với cảnh quan thiên nhiên và điều kiện địa lý tuyệt vời, đảo Phú Quốc đang trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngồi. Hiện Phú Quốc đã được Chính phủ phê duyệt qui hoạch trở thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó xác định tuyến du lịch là đường khơng và đường thủy. Xác định loại hình du lịch chủ yếu là du lịch sinh thái biển, đảo. Về cơ sở hạ tầng là xây dựng hệ thống đường, điện, nước. Trước mắt cần tập trung nâng cấp đường Bắc Nam đảo, đường đến các điểm du lịch, cảng du lịch tại bãi Vòng, An Thới, hệ thống sử lý nước thải, chất thải rắn; về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tập trung đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú cao cấp tại các khu du lịch bãi Trường, Cửa Cạn, bãi Sao, xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, các dịch vụ du lịch gắn liền với biển, đảo.

Vùng 3: Rạch Giá và phụ cận: xác định Rạch Giá là trung tâm phát triển vùng,

vừa là điểm đón khách và phân phối khách cho các vùng khác. Tài nguyên tự nhiên của vùng bao gồm các loại tài ngun sơng nước, hệ sinh thái miệt vườn, rừng phịng hộ, sinh thái nông nghiệp... Xác định tuyến du lịch là đường hàng không, đường thủy và đường bộ liên tỉnh. Về cơ sở hạ tầng tập trung nâng cấp đường bộ nối Kiên Giang với các tỉnh trong vùng, Rạch Giá với các trung tâm vùng du lịch, hoàn thiện cảng du lịch biển tại Rạch Giá; xây dựng hệ thống thu gom nước thải, rác thải tập trung. Về đầu tư cơ sở hạ tầng : xây dựng 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao tại Rạch Giá, xây dựng dịch vụ vui chơi giải trí tại cơng viên, dịch vụ nhà hàng ăn uống.

Vùng 4: Bán đảo Cà Mau: xác định VQG U Minh Thượng là trung tâm phát triển

du lịch. Xác định tuyến du lịch bằng đường bộ đến tham quan du lịch tại VQG; xây dựng cơ sở hạ tầng tập trung hệ thống đường đến các điểm du lịch, ưu tiên đến VQG,

63

xây dựng hệ thống điện, nước sạch và bảo tồn hệ sinh thái. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch xây dựng cơ sở lưu trú tại vùng đệm VQG chú trọng phát triển các loại hình lưu trú gắn liền với bảo vệ hệ sinh thái, xây dựng các nhà nghỉ cộng đồng, phát triển các sản phẩm du lịch và dịch vụ gắn liền với VQG.

3.3.4 Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường Việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên: đất, nước, khí hậu và tài nguyên Việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên: đất, nước, khí hậu và tài nguyên sinh vật trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ mơi trường vì đây là những tài ngun rất nhạy cảm, nếu khơng có biện pháp khai thác hợp lý thì sẽ gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Do đó việc ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thối và các sự cố mơi trường do hoạt động của con người trong quá trình khai thác là rất cần thiết. Vì vậy tỉnh Kiên Giang đã xây dựng các định hướng bảo vệ môi trường trong khai thác tài nguyên:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường:

+ Khuyến khích các cơ sở áp dụng công nghệ sạch, cơng nghệ ít ơ nhiễm theo tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường

+ Phấn đấu đến 2015 khắc phục triệt để tình trạng ơ nhiễm và suy thối mơi trường cục bộ tại các khu vực trọng điểm. Các cơ sở hoạt động kinh doanh, khai thác phải có hệ thống xử lý nước thải và thu gom rác thải đạt tiêu chuẩn.

+ Chỉ tiêu đến năm 2013, các khu đơ thị có hệ thống xử lý nước thải đạt 40%, sau năm 2014 có 100% cơ sở.

- Công tác bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu ở mọi lúc mọi nơi trước khi triển khai thực hiện các dự án khai thác tài nguyên du lịch. Đặc biệt là các dự án khai thác môi trường biển, đảo. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm đại lí khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)