khả năng sinh lời của các Ngân hàng TMCP Việt Nam
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước
2.3.1.1. Nghiên cứu của tác giả Văn Thị Thu (2013)
Tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009- 2012 với mẫu nghiên cứu gồm 8 ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
là phương pháp OLS. Biến phụ thuộc được chọn là 2 biến ROA và ROE, biến độc lập gồm 10 biến: Quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng tiền cho vay, vốn huy động, thanh khoản, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, mức vốn hóa thị trường. Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy chỉ ba nhân tố vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản và quy mơ tài sản ngân hàng có tác động đến khả năng sinh lời. Trong đó, thanh khoản và quy mô tài sản ngân hàng tác động cùng chiều đối với khả năng sinh lời, còn lại vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với ROA nhưng lại có ảnh hưởng ngược chiều với ROE.
Nhận xét: Bài nghiên cứu của tác giả phần nào đạt được những kết quả nhất
định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Thời gian nghiên cứu quá ngắn chỉ trong vòng 4 năm (2009-2012) nên kết quả nghiên cứu chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn này. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp OLS là phương pháp rất cổ điển. Phương pháp này theo đánh giá thì cịn nhiều hạn chế.
2.3.1.2. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2014):
Tác giả nghiên cứu trên mẫu gồm 36 ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2009- 2012 để nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Biến độc lập được chọn trong bài nghiên cứu gồm 7 biến: chi phí, vốn, tiền gửi, rủi ro tín dụng và nhóm 3 biến cấu trúc thu nhập – chi phí. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy các biến chi phí, vốn, tiền gửi, và biến đại diện cho cấu trúc thu nhập – chi phí là chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đối với khả năng sinh lời, biến rủi ro tín dụng và hai biến đại diện cho cấu trúc thu nhập – chi phí là lợi nhuận sau thuế trên lợi nhuận trước thuế và thu nhập hoạt động trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đối với khả năng sinh lời.
Nhận xét: Bên cạnh những kết quả đạt được, bài nghiên cứu của tác giả vẫn
còn một vài hạn chế như sau: Tác giả chỉ nghiên cứu trên một biến phụ thuộc là ROA và thời gian nghiên cứu lại rất ngắn (2009-2012). Hơn nữa, số lượng các yếu tố bên trong ngân hàng được xem xét cũng chưa nhiều.
2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài
2.3.2.1. Nghiên cứu của Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong (2008)
Hai tác giả Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong đã sử dụng dữ liệu của 24 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2005 để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Philippines. Bằng phương pháp hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên, hai tác giả đã tìm ra các biến thuộc nội bộ ngân hàng như quy mơ, rủi ro tín dụng, và hành vi ưu tiên chi phí có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, trong khi thu nhập ngồi lãi và vốn có tác động cùng chiều. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong số các biến kinh tế vĩ mơ được nghiên cứu thì lạm phát có tác động dương đến khả năng sinh lời của ngân hàng, các biến còn lại như tăng trưởng kinh tế, cung tiền và vốn hóa thị trường chứng khốn khơng giải thích khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.3.2.2. Nghiên cứu của Constantinos Alexiou và Voyazas Sofoklis (2009)
Hai tác giả Constantinos Alexiou và Voyazas Sofoklis nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng ở Hy Lạp bằng các dữ liệu hàng quý của sáu ngân hàng lớn ở Hy Lạp được thu thập trong giai đoạn 2000-2007. Kết quả cho thấy hầu hết các biến thuộc nội bộ ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Cụ thể, biến quy mô (logarit của tổng tài sản) có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời, biến rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều và đáng kể đến khả năng sinh lời, biến hiệu quả quản lý (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) và biến thanh khoản ngân hàng (tỷ lệ cho vay/tiền gửi) có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Còn trong các biến kinh tế vĩ mơ thì chỉ có lạm phát và tiêu thụ tư nhân có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, hai biến vĩ mơ cịn lại là lãi suất và tăng trưởng kinh tế (GDP) khơng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.3.2.3. Nghiên cứu của Adem Anbar và Deger Alper (2011)
Hai tác giả Adem Anbar và Deger Alper nghiên cứu ảnh hưởng của các biến thuộc nội bộ ngân hàng và biến kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 2002-2010. Hai tác giả sử dụng hai biến
ROA và ROE làm biến phụ thuộc và dùng dữ liệu bảng cân đối. Kết quả cho thấy quy mô tài sản và thu nhập ngồi lãi có tác động cùng chiều và đáng kể đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, quy mơ của danh mục đầu tư tín dụng, cho vay tiếp theo có tác động ngược chiều đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Đối với các biến kinh tế vĩ mô, chỉ duy nhất lãi suất thực có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.3.2.4. Nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012)
Hai tác giả Yong Tan và Christos Floros nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2003-2009. Các biến giải thích được chia làm ba nhóm: Biến nội bộ của ngân hàng, biến ngành và biến kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM. Kết quả cho thấy rằng các biến gồm hiệu quả quản lý, phát triển ngành ngân hàng, phát triển thị trường chứng khốn, lạm phát có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó, biến hoạt động phi truyền thống và thuế có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.3.2.5. Nghiên cứu của Antonio Trujillo-Ponce (2013)
Tác giả Antonio Trujillo-Ponce nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 89 ngân hàng ở Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 1999-2009. Kết quả thu được bằng cách sử dụng phương pháp GMM trên một mẫu lớn của các ngân hàng Tây Ban Nha cho thấy các ngân hàng có khả năng sinh lời cao trong giai đoạn này đều có một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ các khoản tiền gửi của khách hàng cao, hiệu quả quản lý tốt và rủi ro tín dụng thấp. Ngoài ra, tỷ lệ vốn cao hơn cũng giúp gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng, mặc dù điều này chỉ đúng khi sử dụng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là thước đo khả năng sinh lời.
Mặt khác, tất cả các biến kinh tế vĩ mơ trừ lãi suất có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải đưa ra những biện pháp nhằm năng cao khả năng sinh lời giúp ngân hàng tiếp tục tồn tại và phát triển. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây chủ yếu sử dụng ROA và ROE làm biến phụ thuộc – hai chỉ tiêu phổ biến để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó giúp nhà quản trị linh hoạt hơn trong công tác quản lý, ngân hàng thu được lợi nhuận nhiều hơn, từ đó nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính. Trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ xem xét các yếu tố nội tại có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng bao gồm: biến đại diện quy mô tài sản, biến đại diện cho đa dạng hóa thu nhập, biến đại diện cho hiệu quả quản lý, biến đại diện cho danh mục cho vay, biến đại diện cho quy mô và cấu trúc vốn, biến đại diện cho tài trợ.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu chung
Nội dung chương ba trình bày tổng quan về tình hình hoạt động của ngành ngân