Giải quyết nợ xấu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 88 - 89)

5.3. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP Việt

5.3.4. Giải quyết nợ xấu:

- Xây dựng quy trình cho vay, quy trình quản trị rủi ro tín dụng: Các NHTM cần xây dựng một quy trình cho vay, quy trình quản trị rủi ro tín dụng, quy trình xử lý rủi ro tín dụng để hoạt động tín dụng của ngân hàng từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định tín dụng, đến khâu giải ngân, giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý rủi ro tín dụng được diễn ra một cách chuyên nghiệp, khoa học.

- Tích cực trong cơng tác thu hồi nợ: Triển khai đồng bộ các biện pháp để tận thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn, đặc biệt là các khoản nợ khách hàng chây ỳ, khoản nợ đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý, bao gồm cả việc khởi kiện khách hàng. - Tiến hành rà sốt lại tồn bộ tài sản thế chấp của khách hàng như hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm, đánh giá lại và bổ sung thêm tài sản đối với các khoản vay có nợ phải trả (gốc + lãi) nhỏ hơn quy định về giá trị tài sản thế chấp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo các đơn vị trong hệ thống thực hiện đúng các quy định, quy trình tín dụng nội bộ và của NHNN. Cơng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nên được thực hiện thường xuyên, đảm bảo hiệu quả. Ngồi ra, cơng tác khắc phục, sửa sai sau kiểm tra của đơn vị cũng được bộ phận kiểm soát nội bộ theo dõi, đôn đốc và báo cáo kịp thời Ban lãnh đạo để có biện pháp xử lý.

- Hồn thiện hơn nữa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm giúp xác định chính xác rủi ro của khoản vay, từ đó có thể đưa ra chính sách phù hợp cho từng khách hàng.

- Thực hiện đúng quy định của NHNN về việc phân loại nợ, sử dụng và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

Ngồi ra, còn các giải pháp khác như:

- Tiếp tục hỗ trợ vốn, miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của

pháp luật, đồng thời có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục khó khăn và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng, ngày càng hồn thiện quy chế,

quy trình để giảm thiểu các sai sót trong q trình thẩm định, cấp tín dụng; Tăng cường đào tạo và thu hút các cán bộ tín dụng, thẩm định có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp.

- Bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản (VAMC):

Việc bán nợ xấu cho VAMC mang lại 3 lợi ích cho ngân hàng. Thứ nhất, các ngân hàng có thể chuyển các khoản nợ xấu ra khỏi sổ sách kế tốn, làm đẹp báo cáo tài chính của mình. Thứ hai, các ngân hàng có thời gian để trích lập dự phịng. Vì nếu là nợ xấu thì phải trích lập hết dự phịng, nhưng nếu chuyển cho VAMC thì ngân hàng có thể trích lập dần trong 5 năm, làm giảm chi phí trích lập dự phịng, tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng. Thứ ba, khi bán nợ cho VAMC ngân hàng sẽ nhận được trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, ngân hàng có thể đem trái phiếu này đến NHNN để tái chiết khấu, tạo thanh khoản cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)