3.2. Giới thiệu tổng quan hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2009-
3.2.3. Hoạt động liên ngân hàng:
Bảng 3.3: Tỷ lệ tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác/tiền gửi các TCTD
Đơn vị: Tỷ đồng, %
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tiền gửi tại và cho vay
các TCTD khác 359.500 553.392 722.709 553.132 560.005 581.140 Tiền gửi các TCTD
khác 254.951 459.141 648.872 541.364 544.490 608.757 Tỷ lệ tiền gửi tại và
cho vay các TCTD khác/tiền gửi các
TCTD khác 141,01 120,53 111,38 102,17 102,85 95,46 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 26 ngân hàng thương mại.
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy tỷ lệ tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác/tiền gửi các TCTD khác có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2009-2014. Điều này có thể giải thích do giai đoạn 2009-2011, thanh khoản của hệ thống ngân hàng căng thẳng nên các NHTM có thanh khoản khơng tốt đã huy động nguồn vốn huy động từ các NHTM có thanh khoản tốt hơn để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định. Sang giai đoạn từ 2012 đến nay, thanh khoản đã bớt căng thẳng, tỷ lệ tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác/tiền gửi các TCTD khác đã giảm từ 102,17% năm 2012 xuống còn 95,46% năm 2014. 3.2.4. Hoạt động dịch vụ: Bảng 3.4: Bảng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ Đơn vị: % 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ/tổng thu nhập 10,05 10,32 7,17 5,03 6,20 6,37 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 26 ngân hàng thương mại.
Từ số liệu ở bảng 3.4 có thể thấy, thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009-2014, tỷ trọng này xoay quanh 10% trong hai năm 2009 và 2010 và giảm dần đến năm 2012 tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 5,03%/tổng thu nhập. Nguồn thu từ mảng
toán quốc tế, chuyển tiền… đối với doanh nghiệp và các loại phí cho thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế, hay chuyển tiền… đối với các khách hàng cá nhân. Đối với hoạt động của các ngân hàng Việt Nam lâu nay, nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận chủ yếu từ tín dụng. Nhất là với các ngân hàng nhỏ, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng thường chiếm đến 70 - 85% trong tổng nguồn thu. Chỉ một số ngân hàng lớn như Sacombank, Đơng Á, Á Châu, Techcombank tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động dịch vụ tương đối cao.
3.2.5. Khả năng thanh khoản
Bảng 3.5: Bảng tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi khách hàng
Đơn vị: %
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền
gửi khách hàng 108,51 96,05 103,42 89,74 85,62 80,73 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 26 ngân hàng thương mại.
Trong giai đoạn 2009-2011, tỷ lệ cho vay/huy động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung ln ở mức trên 90% cho thấy thanh khoản của các ngân hàng thương mại ln trong tình trạng căng thẳng. Giai đoạn 2012-2014, tỷ lệ này đã giảm dần về mốc gần 80% cho thấy tác động của chính sách vĩ mơ đã phát huy hiệu quả, phần nào giúp cải thiện khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
3.2.6. Tỷ lệ nợ xấu:
Đơn vị: %
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 26 ngân hàng thương mại.
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009-2014.
1.48% 1.55% 2.14% 3.57% 2.87% 2.21% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Nợ xấu tăng nhanh khiến các ngân hàng thời gian qua khơng dám
tiếp tục cho vay vì lo sợ phát sinh thêm nợ xấu mới, dẫn tới hậu quả là các ngân hàng có tiền mà khơng cho vay được, cịn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn.
Nợ xấu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu do môi trường kinh doanh. Trong giai đoạn 2009-2014, tỷ lệ nợ xấu tăng cao nhất năm 2012 với tỷ lệ chiếm 3,57%/tổng dư nợ. Nguyên nhân do tăng trưởng tín dụng q nóng và quản lý tín dụng khơng hiệu quả, thêm vào đó do tình hình kinh tế khó khăn nên làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng tuy có giảm nhưng vẫn cịn cao so với giai đoạn trước đó. Nợ xấu tăng cao kéo theo lợi nhuận của các ngân hàng thương mại giảm sút vì các ngân hàng phải tốn chi phí trích lập dự phịng rủi ro và chi phí cho việc xử lý nợ xấu. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và bản thân các ngân hàng thương mại nói riêng, NHNN đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu như sau:
- NHNN tiếp tục cho phép các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản
xuất kinh doanh cho khách hàng vay, tuy nhiên quy định chặt chẽ hơn để tránh các TCTD lợi dụng việc cơ cấu nợ để che giấu nợ xấu.
- Ngày 18/3/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các TCTD
tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần.
- Các TCTD tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu, trong 7 tháng đầu năm các
TCTD đã xử lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu thông qua: (1) Khách hàng trả
nợ: 14,3 nghìn tỷ đồng; (2) Bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: 1,56 nghìn tỷ đồng; (3) Bán cho các tổ chức, cá nhân: 14,49 nghìn tỷ đồng; (4) Xử lý bằng dự phòng rủi ro: 8,3 nghìn tỷ đồng...
Và VAMC vẫn là cơng cụ chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu của các TCTD.
Thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ xấu giảm dần của các TCTD có mối quan hệ chặt chẽ với việc mua nợ xấu của VAMC trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2014 và các tháng đầu năm 2015. VAMC tiến hành mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện quy định. Lũy kế từ tháng 10/2013 đến 31/12/2014, VAMC đã thực hiện mua 133.555 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 108.652 tỷ đồng của 39 TCTD.
Nguồn: VAMC.
Biểu đồ 3.6: Kết quả mua nợ xấu của các TCTD bằng TPĐB của VAMC.
Không thể phủ nhận những thành quả mà Chính phủ, NHNN, VAMC đã nỗ lực đạt được trong hoạt động xử lý nợ xấu. Tuy nhiên theo ý kiến của hầu hết chuyên gia
kinh tế, thì vấn đề xử lý nợ xấu phải là một quá trình lâu dài và phải nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của tất cả các cấp, các ngành và các cấp chính quyền thì mới giải quyết được.
Bảng 3.6: Bảng tỷ lệ chi phí dự phịng/dư nợ cho vay (chưa trừ dự phòng)
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Chi phí dự phịng 6.558 10.007 18.457 24.662 24.553 30.008 Dư nợ cho vay
Tỷ lệ chi phí dự phịng/dư nợ cho vay (chưa trừ dự
phòng) 0,64 0,71 1,13 1,31 1,12 1,21
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 26 ngân hàng thương mại.
Nhìn vào bảng 3.6, ta nhận thấy nợ xấu tăng nhanh đồng nghĩa với việc các ngân hàng thương mại phải tăng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Năm 2012 do tỷ lệ nợ xấu lên đỉnh điểm dẫn đến tỷ lệ chi phí dự phịng/dư nợ cho vay (chưa trừ dự phòng) lên đến 1,31%.
3.2.7. Chi phí hoạt động:
Cùng với việc gia tăng quy mơ hoạt động, chi phí hoạt động của các NHTM cũng gia tăng theo thời gian. Trong đó, chủ yếu là chi phí lương cho nhân viên, thường chiếm trên 50% chi phí hoạt động của các ngân hàng.
Bảng 3.7: Bảng tỷ lệ chi phí hoạt động/Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Chi phí hoạt động 24.293 35.609 48.242 59.835 61.705 65.219 Lợi nhuận
thuần trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 35.244 50.316 66.756 61.798 58.935 65.451 Tỷ lệ chi phí hoạt động/Lợi nhuận thuần trước chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 68,93 70,77 72,27 96,82 104,70 99,65 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 26 ngân hàng thương mại.
3.2.8. Khả năng sinh lời của các ngân hàng
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của 26 NHTM cổ phần.
Biểu đồ 3.7: Khả năng sinh lời giai đoạn 2009-2014 3.2.8.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 3.2.8.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Nhìn vào biểu đồ 3.7 ta có thể trong giai đoạn 2009-2014 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng có xu hướng giảm. Nếu năm 2009, ROA đạt 1,76% thì đến năm 2011 chỉ số này giảm cịn 1,46% và đến năm 2014 ROA chỉ còn 0,62%.
3.2.8.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Nhìn chung, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009-2014, năm 2010, chỉ số ROE đạt 15,18%, cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyên nhân do trong năm 2010, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nên thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM tăng nhanh, phần thu nhập tăng nhanh hơn phần tăng của vốn chủ sở hữu nên ROE tăng. Giai đoạn 2012-2014 đánh dấu giai đoạn ROE giảm mạnh so với giai đoạn 2009-2011, nguyên nhân do trong giai đoạn này, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm sút, lợi nhuận giảm do tín dụng tăng chậm. Mặt khác, nợ xấu tăng nhanh nên ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều hơn.
3.3. Đánh giá khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam 3.3.1. Kết quả đạt được: 3.3.1. Kết quả đạt được:
Giai đoạn 2009-2014, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, nền kinh tế trong và ngồi nước có nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn này chỉ đạt 5,6%/năm so với mức 7,8%/năm của 5 năm trước đó. Lạm phát có chiều hướng tăng cao. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán trầm lắng. Hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này cũng trải qua những khó khăn và thách thức lớn. Tăng trưởng tín dụng thấp trong khi nợ xấu tăng cao đã tác động làm lợi nhuận của ngân hàng suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại vẫn nỗ lực hoàn thiện các mặt hoạt động, đảm bảo hoạt động có lời. Để đạt được các kết quả đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã nỗ lực trong:
- Tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của Ngân hàng
Nhà nước và tăng cường năng lực tài chính, mở rộng quy mơ, phạm vi hoạt động của ngân hàng.
- Thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD (giai đoạn 2011-2015) và Đề
án xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam. Đến nay, về cơ bản việc tái cơ cấu đã đạt một số kết quả nhất định. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm so với trước tái cơ cấu, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 4,08% (tháng 12/2012) xuống còn 3,25% (tháng 12/2014).
- Đầu tư vào cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo đội ngũ
nhân sự, phát triển hoạt động dịch vụ nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.
3.3.2. Hạn chế:
- Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009- 2014 đang giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là sự sụt giảm của ROA.
- Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước.
- Mức độ đa dạng hóa loại hình dịch vụ khơng cao, chủ yếu tập trung vào cung ứng các dịch vụ ngân hàng truyền thống là huy động vốn, cho vay và thanh tốn, các loại hình dịch vụ khác, nhất là các dịch vụ mới nhiều tiện ích lại khó triển khai.
- Cơ cấu dư nợ tín dụng cịn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý như huy động nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tập trung nhiều vào nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, hoặc vào một số ngành nghề, lĩnh vực đang gặp vấn đề như bất động sản, vật liệu xây dựng…
3.3.3. Nguyên nhân
3.3.3.1. Yếu tố khách quan - Môi trường kinh tế vĩ mô:
Kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng từ kinh tế thế giới nên khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, kinh tế Việt Nam rơi vào trạng thái đình trệ (Tốc độ tăng trưởng GDP giảm, CPI tăng cao, chỉ số hàng tồn kho tăng mạnh…). Nền kinh tế vĩ mô đầy bất ổn đã kéo theo những hệ lụy trong hoạt động của các ngân hàng thương mại như mặt bằng lãi suất tăng cao, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng căng thẳng về thanh khoản, chất lượng các khoản tín dụng ngày càng thấp do khó khăn trong q trình hoạt động.
Sau khủng hoảng tài chính tồn cầu, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động bất lợi đến kinh tế nước ta.
- Môi trường pháp lý:
Hệ thống pháp luật nước ta chưa hồn thiện, cịn chồng chéo, mẫu thuẫn và tồn tại nhiều kẽ hở nên gây khó khăn trong việc kiểm sốt các hoạt động của ngành ngân hàng. Điều này được thể hiện qua sự tồn tại của “sở hữu chéo” trong hoạt động ngân hàng hiện nay. Mặc dù đã có nhiều văn bản để hạn chế tình trạng “sở hữu chéo” trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Thơng tư 13/2010/TT-NHNN nhằm hạn chế tình trạng lũng đoạn hoạt động ngân hàng nhưng trong thực tế vẫn xảy ra tình trạng một người sở hữu tỷ lệ lớn hơn so với quy định, thực hiện hành vi mang tính chất lũng đoạn hoạt động ngân hàng, gây bất ổn cho sự ổn định của hệ thống. Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn tồn tại một số vướng mắc khi việc xử lý tài sản bảo đảm trong thực tế thường khá khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí do sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật khiến ngân hàng
lúng túng trong quá trình xử lý.
- Hoạt động thanh tra, giám sát, điều hành hệ thống ngân hàng thương mại của
Ngân hàng Nhà nước:
Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể trong giai đoạn vừa qua nhưng hoạt động thanh tra giám sát, điều hành của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
+ Khả năng kiểm sốt các ngân hàng cịn chưa tốt thể hiện qua việc bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng khơng nắm được chính xác tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại là bao nhiêu hay khơng quản lý được tình trạng sở hữu chéo, các nhóm lợi ích thao túng hoạt động ngân hàng.
+ Những năm gần đây, quy mô các vụ án về tín dụng ngân hàng ngày càng lớn cả về hành vi và hậu quả, giá trị tiền, tài sản thất thoát đặc biệt lớn, số người phạm tội ngày càng gia tăng, có cả cán bộ giữ vai trị chủ chốt, có chức vụ, quyền hạn cao. Tính chất các vụ án về tín dụng, ngân hàng ngày càng phức tạp. Đối tượng phạm tội lĩnh vực này thường móc nối với những phần tử tiểu cực như bọn lừa đảo, môi giới, mua bán dự án, kinh doanh trái phép, môi giới, đưa hối lộ, nhận hối lộ… với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi. Lợi dụng sơ hở hoặc thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ của cơ chế, chính sách pháp luật, sự quan liêu, yếu kém nghiệp vụ, sự buông lỏng quản lý,