Quy mô, tốc độ tăng trưởng và chất lượng tổng tài sản:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 38 - 40)

3.2. Giới thiệu tổng quan hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2009-

3.2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và chất lượng tổng tài sản:

Trong giai đoạn 2009-2014, tốc độ tăng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại có xu hướng chậm lại, tổng tài sản tăng mạnh nhất năm 2010 với tốc độ tăng trưởng đạt 47,15%. Điều này được giải thích do năm 2010 Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, dư nợ của các ngân hàng thương mại tăng nhanh làm cho quy mô tổng tài sản tăng. Mặt khác, theo Nghị định 141 ngày 22/11/2006 của Chính phủ ban hành về danh mục vốn pháp định của các ngân hàng năm 2010 phải đạt 3000 tỷ đồng đối với các NHTM, các ngân hàng đầu tư, các ngân hàng liên doanh liên kết, 5000 tỷ đối với các ngân hàng phát triển và chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là 15 triệu USD. Để đáp ứng quy định của Nhà nước, hầu hết các ngân hàng đều tiến hành lộ trình tăng vốn để đạt đến con số tối thiểu là 3000 tỷ đồng, các ngân hàng đã có vốn 3000 tỷ cũng có kế hoạch tăng vốn để tăng quy mơ hoạt động của mình nên khiến tổng tài sản toàn hệ thống tăng nhanh.

Năm 2011, do tình hình lạm phát tăng cao và các ngân hàng thương mại bộc lộ những yếu kém trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ như giới hạn tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại, tăng lãi suất cơ bản…Động thái của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho tốc độ tăng trưởng tài sản của các ngân hàng thương mại sụt giảm, đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản chỉ còn 22,23%.

Năm 2012, do mặt bằng lãi suất quá cao từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012 đã khiến tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, ngồi ra do hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng từ những năm trước làm nợ xấu tăng nhanh nên các ngân hàng thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định cho vay, do đó, năm 2012 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đạt thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu (4,16%).

Năm 2013, tốc độ tăng của tổng tài sản cao hơn năm 2012 do NHNN điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đơi với an toàn hoạt động

của tổ chức tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất (lãi suất trở về bằng với giai đoạn 2005- 2006), góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Năm 2014, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm sốt lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 được điều chỉnh có dấu hiệu nới lỏng hơn so với năm trước thơng qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng cao hơn năm 2013, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và trần lãi suất tiền gửi bằng VND được điều chỉnh giảm hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tất cả những chính sách của Chính phủ, NHNN đã khiến tốc độ tăng của tổng tài sản năm 2014 đạt 12,03%, cao hơn so với năm 2012.

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản giai đoạn 2009-2014. Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản của các ngân hàng thương mại Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản của các ngân hàng thương mại

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tiền mặt 2,43 2,52 2,08 1,89 0,96 1,05

Tiền gửi tại NHNN 3,11 1,72 2,48 3,04 2,40 2,38

Các cơng cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác

0,04 0,01 0,06 0,02 0,02 0,00

Tiền gửi tại các TCTD khác

và cho vay các TCTD khác 19,01 19,69 21,92 15,98 14,02 13,08 Cho vay khách hàng 54,68 51,32 48,75 53,58 54,86 55,76 Chứng khoán đầu tư 13,38 15,86 14,31 15,43 16,85 18,37 Góp vốn, đầu tư dài hạn 0,89 0,79 0,74 0,65 0,66 0,55

Tài sản cố định 1,09 1,00 1,09 1,29 1,31 1,26

Bất động sản đầu tư 0,03 0,01 0,04 0,09 0,10 0,08

Tài sản có khác 4,91 6,41 8,26 7,68 8,26 6,34

Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 26 ngân hàng thương mại.

Trong cơ cấu tài sản của các ngân hàng thương mại, cho vay khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ trọng cho vay/tổng tài sản dao động trong khoảng từ 48%- 55%, thứ hai là tỷ trọng Tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác/tổng tài sản, tỷ trọng chiếm từ 13% -22%, tiếp đến là tỷ trọng chứng khoán đầu tư dao động từ 13%-19%. Nếu như giai đoạn 2009-2011, các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu vào cho vay khách hàng và cho vay trên thị trường liên ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận thì sang giai đoạn 2012-2014, các ngân hàng thương mại vẫn duy trì hoạt động chính là cho vay khách hàng nhưng tỷ trọng cho vay trên thị trường liên ngân hàng đã giảm dần và tỷ trọng chứng khoán đầu tư tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy, cơ cấu tài sản của ngân hàng đã cải thiện theo hướng an toàn và hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)