1.4. Giải phẫu hệ thần kinh tự động và thụ thể các cơ quan
1.4.4. Thụ thể của các cơ quan
Các chất dẫn truyền thần kinh: acetylcholin, norepinephrin, epinephrin kích thích các cơ quan thơng qua các receptor ở các cơ quan này. Trong đa số trường hợp, receptor là phần tử protein nằm trên thành tế bào. Khi receptor bị tác động sẽ làm thay đổi tính thấm màng tế bào với các ion (ion Na+
, Cl-, Ca2+ đi vào trong tế bào, K+ đi ra ngoài tế bào) → làm biến đổi điện thế màng và
a) Receptor của hệ cholinergic:
Hoạt động của thần kinh là nhờ ở những chất trung gian hóa học. Về phương diện dược lý, người ta chia hệ thần kinh thực vật thành 2 hệ: hệ phản ứng với acetylcholin gọi là hệ cholinergic (gồm các hạch giao cảm, phó giao cảm, hậu hạch phó giao cảm, bản vận động cơ vân, một số vùng trên thần kinh trung ương) và hệ phản ứng với adrenalin, gọi là hệ adrenergic (chỉ gồm hậu hạch giao cảm).
Receptor (thụ thể) của hệ cholinergic được chia làm hai loại:
- Loại nhận các dây hậu hạch: bị kích thích bởi muscarin nên được gọi là hệ cảm thụ với muscarin (hệ M).
- Loại nhận các dây tiền hạch: bị kích thích bởi nicotin, nên gọi là hệ cảm thụ với nicotin (hệ N).
Catecholamin bị mất hoạt tính bởi q trình oxy hóa khử amin do hai enzym MAO (mono-amin-oxydase) và COMT (catechol-oxy-methyl transferase) để cuối cùng thành acid 3-methoxy-4 hydroxy mandelic (hay vanyl mandelic acid - VMA) thải trừ qua nước tiểu.
b) Receptor của hệ adrenergic:
Adrenalin và noradrenalin sau khi được giải phóng ra sẽ tác dụng lên các receptor của hệ adrenergic. Ahlquist chia các receptor đó thành hai loại là alpha (α) và beta (β) do chúng có tác dụng khác nhau lên các cơ quan [57].
Bảng 1.5. Các receptor của hệ adrenergic
Receptor Chất chủ vận Chất đối kháng Mô Đáp ứng Cơ chế phân tử α1 Adr ≥ NA >> Iso Phenylephrin
Prazosin Cơ trơn thành mạch
Cơ trơn sinh dục tiết niệu
Gan
Cơ trơn ruột Tim
Co thắt Co thắt Hủy glycogen Tân tạo glucose Ưu cực hóa và giãn cơ Tăng co bóp, loạn nhịp Kích thích phospholipase C để tạo IP3 và DAG; tăng Ca++
cytosol Hoạt hóa kênh K+
phụ thuộc vào Ca++ Ức chế dòng K+
>> Iso
Clonidin Tiểu cầu
Tận cùng sợi TK Cơ trơn thành mạch insulin Ngưng kết Giảm tiết NA Co adenylcyclase (Gi) Hoạt hóa kênh K+ Ức chế kênh Ca++ Tăng luồng Ca++ , tăng Ca++ trong cytosol β1 Iso>Adr=NA Dobutamin Metoprolol Tim Tế bào cận cầu thận Tăng tần số, biên độ và tốc độ dẫn truyền nhĩ - thất Tăng tiết renin
Hoạt hóa
adenylcyclase và kênh calci
β2 Iso>Adr>>NA Terbutalin
ICI 118551 Cơ trơn (mạch khí quản, ruột) Cơ vân Gan Giãn Hủy glycogen, gắn K+ Hủy glycogen Tân tạo đường
Hoạt hóa adenylcyclase β3 Iso=NA>Adr BRL 37344 ICI 118551 CGP 10712A
Mơ mỡ Hủy Lipid Hoạt hóa adenylcyclase
(Iso: Isoproterenol; Adr: Adrenalin; NA: Noradrenalin)
Ghi chú: Mọi receptor β đều kích thích adenylcyclase thơng qua
protein Gs và làm tăng AMPc, ngồi ra cịn làm kênh Ca++ cảm ứng với điện thế của cơ vân và cơ tim.
- Receptor α2 trái lại, ức chế adenyl-cyclase thông qua protein Gi, đồng thời hoạt hóa kênh K+, ức chế kênh Ca++
.
- Receptor α1 kích thích làm tăng calci nội bào thơng qua 2 chất trung gian diacylglycerol (ADG) và inositol triphosphat (IP3).
Tác dụng cường α có tính chất kích thích, làm co thắt các cơ trơn, chỉ có cơ trơn thành ruột là giãn. Ngược lại, tác dụng cường β có tính chất ức chế, làm giãn cơ, trừ cơ tim lại làm tim đập nhanh và mạnh (bảng 1.5).