Quy trình tiến hành nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai (Trang 50 - 53)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu:

Người thực hiện nghiên cứu và theo dõi bệnh nhân: là bác sĩ gây mê hồi sức, đã được huấn luyện, hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu cũng như các chỉ số cần theo dõi và ghi trong mẫu bệnh án nghiên cứu.

*Cả hai nhóm giống nhau: - Người mẹ:

*Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn, mổ lấy thai có chuẩn bị theo qui trình, bệnh nhân được thơng báo và giải thích phương pháp mổ, các thông tin về cuộc mổ và một số biến động của quá trình GTTS.

*Cho bệnh nhân thở oxy 3 lít/phút qua kính mũi. Đặt 01 đường truyền ngoại vi G18 nối với khóa 3 chạc (01 đường truyền dịch, 01 đường truyền thuốc co mạch từ bơm tiêm điện Terumo-B.braun). Tiến hành truyền 10 ml/kg ringer lactat qua catheter tĩnh mạch ngoại vi trong 15 phút trước GTTS rồi duy trì 100 ml/h trong mổ.

*GTTS tư thế nghiêng trái hoặc ngồi, mức gây tê L2-3.

*Liều dùng bupivacain 0,5% heavy 8-10 mg kết hợp fentanyl 0,05 mg [124]. *Kê gối hông phải để tử cung nghiêng trái trong mổ.

*Nhóm P (phenylephrin): ngay khi GTTS, truyền liên tục phenylephrin bằng bơm tiêm điện qua catheter tĩnh mạch ngoại vi riêng, liều dự phịng 15 mcg/phút đến khi đóng da.

*Nhóm E (ephedrin): ngay sau khi GTTS, truyền liên tục ephedrin

bằng bơm tiêm điện qua catheter tĩnh mạch ngoại vi riêng, liều dự phịng 1,5 mg/phút đến khi đóng da.

+ Nếu HA tâm thu thấp ≥ 20% giá trị nền thì tiêm bolus ephedrin 5 mg - 10 mg - 10 mg/ lần cách nhau 2 phút nếu HA vẫn thấp [123].

*Nếu HA vẫn thấp sau 3 lần liên tiếp tiêm bolus (250 mcg

phenylephrin hoặc 25 mg ephedrin) thì truyền nhanh trong 15 phút 7 ml/kg dịch keo Voluven kết hợp truyền adrenalin (nếu nhịp tim mẹ <75 lần/phút) hoặc noradrenalin (nếu nhịp tim mẹ ≥ 75 lần/phút) tĩnh mạch qua bơm tiêm điện với liều bắt đầu 0,05 mcg/kg/phút rồi dò liều theo huyết áp [124],[123].

Nếu HA tăng ≥ 20% mức nền thì giảm 1/3 liều dự phịng.

Nếu nhịp tim chậm < 60 lần/phút, tiêm tĩnh mạch atropin 0,5 mg.

*Sau khi tiêm thuốc tê vào khoang tủy sống, mức tê được đánh giá bằng kích thích đau và cảm giác nhiệt độ (dùng tấm gạc nhỏ tẩm cồn để đánh giá) trước khi rạch da.

*Ngay sau mổ lấy trẻ sơ sinh ra, tiêm oxytocin 10 IU vào cơ tử cung [123]. *Theo dõi HA (HATT, HATTr, HATB), tần số tim, nhịp thở, SpO2 bằng monitor Phillips 2 phút/ 1 lần trong 20 phút đầu rồi 5 phút/ 1 lần trong thời gian mổ còn lại.

*Theo dõi liên tục huyết động bằng monitoring Niccomo các chỉ số CO, SVR, SV, … trong suốt cuộc mổ.

*Theo dõi nhịp thở, SpO2, tần số tim, HA, mức tê, phục hồi cảm giác, vận động chân; nôn - buồn nôn, đau đầu, co hồi tử cung.

- Các mốc thời gian theo dõi trong nghiên cứu (trước mổ, trong mổ và ở phòng hồi tỉnh):

Trước mổ 10 phút t1

Trong khi GTTS t3 Sau GTTS 1 phút t4 Sau GTTS 2 phút t5 Sau GTTS 3 phút t6 Sau GTTS 4 phút t7 Rạch da t8 Sau rạch da 2 phút t9 + 2 phút t10 + 2 phút t11 + 2 phút t12 + 2 phút t13 + 2 phút t14 + 2 phút t15 + 2 phút t16 + 2 phút t17 + 2 phút t18 + 2 phút t19 + 5 phút t20 + 5 phút t21 + 5 phút t22 + 5 phút t23 Hồi tỉnh: 15 phút HT1 Hồi tỉnh: 30 phút HT2 Hồi tỉnh: 45 phút HT3 Hồi tỉnh: 60 phút HT4 Hồi tỉnh: 75 phút HT5 Hồi tỉnh: 90 phút HT6

*Chuyển bệnh nhân khỏi phòng hồi tỉnh khi đủ tiêu chuẩn (Aldrete >9 điểm).

- Con:

+ Đánh giá điểm Apgar 1 phút và 5 phút.

+ Xét nghiệm khí máu động mạch rốn và tĩnh mạch rốn được lấy giữa hai clamp kẹp dây rốn, được đưa đi làm khí máu ngay bởi máy đo khí máu tại khoa hóa sinh (Phụ lục 2: Quy trình lấy máu cuống rốn).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai (Trang 50 - 53)