Các yếu tố ảnh hưởng tới cung lượng tim:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai (Trang 39 - 40)

1.8. Cung lượng tim và các phương pháp đo huyết động

1.8.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung lượng tim:

- Thể tích nhát bóp (thể tích tống máu) là lượng máu mà tim bơm đi trong mỗi lần bóp. Vì vậy: CO = SV x HR

SV: được xác định bằng hiệu số thể tích thất trái cuối tâm trương và cuối tâm thu, chính là sự thay đổi thể tích thất trái trong pha tống máu của chu trình tim, bình thường SV: 60-90 ml.

Yếu tố ảnh hưởng CO: Tiền gánh, hậu gánh, tần số tim, co bóp cơ tim. - Tiền gánh: Độ dài sợi cơ tim cuối thì tâm trương hay thể tích cuối tâm trương của tim. Nó bị ảnh hưởng bởi thể tích dịch trong lịng mạch, khả năng đàn hồi của hệ thống tĩnh mạch, chức năng tâm thất liên quan tới độ đàn hồi, tiền gánh và co bóp cơ tim.

- Hậu gánh: Lực đối kháng lại sự tống máu của tâm thất và áp lực xuyên thành khi sợi cơ ở tâm thất co ngắn trong kỳ co đồng thể tích. Nó phụ thuộc kích thước tâm thất, bề dày thành tâm thất, kháng lực hệ thống hay sức cản hệ thống mạch (SVR) và độ đàn hồi của động mạch chủ.

- Tần số tim (HR): Số lần bóp của tim trong một phút, nó phụ thuộc điều hòa của hệ thần kinh tự động. Tăng tần số tim đến một ngưỡng nhất định sẽ làm tăng CO. Nếu tần số tim >160 lần/phút, tâm thất không đủ thời gian để làm đầy nên SV giảm vì vậy CO giảm theo.

- Co bóp cơ tim được điều hịa bởi nồng độ Ca++ trong tế bào, sự đàn hồi tâm thất, khả năng giãn (khả năng làm đầy) của tâm thất.

- Phân suất tống máu (EF: Ejection fraction): Là thể tích nhát bóp so với thể tích tâm thất cuối kỳ tâm trương hay phần trăm máu được tống đi trong mỗi nhát bóp ở kỳ tâm thu. Bình thường EF khoảng 60-70%. Nếu EF < 40% là bắt đầu có tình trạng suy chức năng tim nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai (Trang 39 - 40)