Tác dụng không mong muốn tụt huyết áp, tăng huyết áp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai (Trang 112 - 114)

4.6. Thay đổi tần số tim bệnh nhâ nở các thời điểm nghiên cứu

4.8.1. Tác dụng không mong muốn tụt huyết áp, tăng huyết áp

*Tụt huyết áp: nhóm P có 14 (20%) bệnh nhân khơng tụt HA; có 5 (7,14%) bệnh nhân tụt HA 1 lần; 26 (37,14%) bệnh nhân tụt HA 2 lần. Các lần tụt HA ghi nhận ở các thời điểm khác nhau. Căn cứ SVR, CO để truyền

Nhóm E có 7 bệnh nhân (10%) không tụt HA; Tụt HA 1 lần có 26 (37,24%) bệnh nhân, rồi đến tụt HA 2 lần có 27 (38,56%) bệnh nhân (bảng 3.16). So sánh tỷ lệ bệnh nhân tụt HA 1 lần ở nhóm P ít hơn nhóm E có ý nghĩa thống kê (7,14% so với 37,24%). Theo Phạm Lê Hoàn, tỷ lệ tụt huyết áp là 9/30 bệnh nhân (30%) [17].

Số lần bolus thuốc co mạch để nâng HA thấp nhất là 0 lần, nhiều nhất là 6 lần (biểu đồ 3.1; bảng 3.17), nhóm P có 14 (20,0%) bệnh nhân, nhóm E có 7 (10%) bệnh nhân khơng cần bolus thuốc co mạch. Nghĩa là trong số 14 bệnh nhân của nhóm P, 7 bệnh nhân của nhóm E đạt hiệu quả duy trì huyết áp khơng tụt thêm khi truyền duy trì liều phenylephrin 15 mcg/kg/phút hoặc duy trì liều ephedrin 1,5 mg/kg/phút (các lần này không liên tiếp nhau quá 3 lần).

*Tăng huyết áp: là huyết áp tăng trên 20% so với HA nền (còn gọi là tăng HA phản ứng) sau khi dùng thuốc co mạch để nâng HA theo liều qui chuẩn do HA tụt. Số bệnh nhân tăng HA phản ứng trong mổ ở nhóm P có 03 bệnh nhân (3,28%) trong khi nhóm E có 39 bệnh nhân (55,7%) (bảng 3.18). Trị số HA tăng ít nhất là 01 lần trên 20% so với HA nền, so sánh thấy nhóm E có số bệnh nhân tăng HA phản ứng cao hơn nhóm P có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự tăng HA này sẽ trở về mức nền mà không cần đến thuốc hạ huyết áp, bệnh nhân khơng có biểu hiện lâm sàng gì đặc biệt. Kết quả này tương tự kết quả của tác giả Warwick và Ngan Kee [104].

Ngan Kee và Khaw thiết kế nghiên cứu mù đôi khác ở 80 sản phụ được mổ lấy thai với GTTS [105], sử dụng liều khác nhau ephedrin 10, 20, 30 mg tiêm tĩnh mạch để xử trí tụt HA; mức độ tụt HA thấp nhất (giảm còn 87% so với mức nền, dao động khoảng 58-105%) ít nhất ở nhóm dùng liều 30 mg so với các nhóm khác có ý nghĩa với p < 0,01. Tăng HA phản ứng xẩy ra ở 9 bệnh nhân chiếm 45% ở nhóm dùng liều 30 mg (trung bình HATT 120% so với HA nền, thay đổi từ 104% đến 143%).

*Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy khi dùng ephedrin xử trí tụt HA trên 20% so với mức HA nền khi gây tê tủy sống, so sánh giữa ephedrin và phenylephrin thấy nguy cơ OR (Odd Ratio) tụt HA trên 20% so với mức nền của ephedrin ít hơn so với phenylephrin là 0,44 (bảng 3.19).

Theo Anna Lee, vấn đề xử trí tụt HA (dự phịng và điều trị) thấy khơng có sự khác nhau về hiệu quả giữa phenylephrin và ephedrin (RR = 1,00; 95%CI: 0,96-1,06) [106].

Nhiều kết quả chứng minh truyền dự phòng phenylephrin là cách dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)